Mạnh mẽ pháo đất

Khi vào cuộc chơi, các pháo thủ giẫm lên miếng đất cho thành hình bầu dục rồi sau đó dùng tay nặn. Ảnh: Lê Bích
Khi vào cuộc chơi, các pháo thủ giẫm lên miếng đất cho thành hình bầu dục rồi sau đó dùng tay nặn. Ảnh: Lê Bích
TP - Trò chơi pháo đất phổ biến tại đồng bằng Bắc bộ, một số địa phương như Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương. 

Thời xưa, trẻ em hay người lớn ở các vùng nói trên đều biết cách làm và chơi pháo đất, ngày nay người giỏi về trò chơi dân gian độc đáo này không còn nhiều. Luật chơi pháo đất rất đơn giản, những người chơi sẽ được chia phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình. Ai có pháo nổ vang, thân pháo tiếp đất hình dạng đẹp sẽ thắng cuộc. Thi pháo đất có nhiều cấp độ, nhỏ thì hai tốp trẻ trâu, lớn thì giữa hai làng, xã, huyện trong một tỉnh tranh tài.

Chọn đất làm pháo rất công phu, phải là đất triều củ, không lẫn tạp chất. Sau khi lấy về phải dùng liềm để thái, sau đó nhào nện kỹ. Trước mỗi mùa lễ hội, các đội pháo phải thăm đất, chọn chỗ, làm lễ xin phép thổ địa, thổ thần. Sau khi lấy về, đất được lọc, nhồi, nặn theo bí quyết riêng của từng nơi để được loại đất vừa dẻo vừa mịn, không dính tay khi làm pháo. Đất càng sạch, tiếng pháo nổ càng vang. Sau mỗi lần thi đấu, đất được thu lại, gói kín và chôn xuống đất để mùa sau đào lên, vì công làm đất rất vất vả, khó khăn.

Mạnh mẽ pháo đất ảnh 1

Khía sâu vào rãnh của manh cho đứt hẳn rồi lại dùng đất phủ kín vết cắt đó. Ở phần mõm pháo, pháo thủ rạch một đường ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra. Ảnh: Lê Bích

Mạnh mẽ pháo đất ảnh 2

Quả pháo đất nặng từ 20-50 kg, quả nặng phải nhiều người khiêng khi gieo xuống đất cho pháo nổ. Ảnh: Lê Bích

Mạnh mẽ pháo đất ảnh 3

Vành pháo đứt gấp khúc, cong queo sẽ không đạt yêu cầu. Ảnh: Lê Bích

MỚI - NÓNG