Mỗi trang viết đều phải có đích đến

Mỗi trang viết đều phải có đích đến
"Mỗi nhà văn, với lương tâm và trách nhiệm, cần phải nuôi dưỡng một tâm niệm mỗi dòng, mỗi chữ đều phải có đích đến..." Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, hôm qua tại hội trường Ba Đình (Hà Nội).
Mỗi trang viết đều phải có đích đến ảnh 1
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với các nhà văn dự Đại hội - Ảnh: Quang Thanh

Trong 562/830 hội viên, GS Vũ Khiêu (sinh năm 1916) giữ kỷ lục về tuổi cao tại ĐH. Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy đều sinh năm 1976 là người trẻ nhất. Lứa tuổi phổ biến của các đại biểu có mặt tại ĐH lần này là từ 51 đến 60 (218 đại biểu), tiếp theo là 61 - 70 (146 đại biểu). Tuổi dưới 40 chỉ có 16 đại biểu.

Nhìn lại chặng đường văn học 5 năm, Ban chấp hành Hội Nhà văn khoá VI là sự khẳng định: Văn học vẫn tiếp tục đổi mới và phát triển. Biên độ dao động của thơ thời gian qua rất rộng, mở ra rất nhiều hướng tìm tòi, thể nghiệm, thực sự có những khởi sắc... Văn chương trở nên thật hơn, cả trong việc miêu tả những hành động cao cả, những cảnh ngộ éo le hay những tâm trạng thầm kín bản năng của con người.

Tuy nhiên, Ban chấp hành cũng thừa nhận: Chưa đầu tư đúng mức tới việc xây dựng một đề án phát triển văn học mang tính chiến lược lâu dài, chưa bồi dưỡng thường xuyên đối với các nhà văn trẻ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận....

Trong khi đó, nhiều nhà văn tỏ ra về tình hình văn học nước nhà, về sự thiếu và yếu một nền phê bình nghệ thuật. “Nỗi niềm tác phẩm đỉnh cao”, “Nâng cao địa vị xã hội của nhà văn”, “Vấn đề muôn thuở của tự do sáng tác”... là tên một vài tham luận trong Đại hội, gần như cũng là tâm nguyện chung của các nhà văn. Còn nỗi niềm nho nhỏ ở lần ra Hà Nội này: Không có sự tụ họp đông đủ, Đại hội VII được nhiều người gọi là cuộc  “13 trong 1” tức là 13 Đại hội nhỏ lẻ được tiến hành mới đi đến được cuộc chính.

Kỳ vọng về một thời kỳ chuyển đổi mới, bản tham luận khác thống thiết: “Hình như, trong kỳ họp Đại hội Nhà văn lần thứ VII này, tôi đã manh nha thấy cái tinh thần cha ông xưa, cái quan hệ giữa chính trị và văn nghệ vừa cương vừa nhu, vừa thương khó, vừa phục sinh, vừa thủy vừa hỏa tương khắc mà thực ra là tương hỗ...”.

Đại biểu vùng sâu vùng xa Inrasara thì nói đơn giản: “Nếu không khí đổi mới như vậy chắc chắn nhà văn sẽ vung tay mạnh hơn, viết đúng như mình nghĩ hơn, quan trọng là trong không khí đổi mới họ sẽ viết gì”. Hôm nay thứ Hai, Đại hội bước sang ngày thứ hai cũng là ngày làm việc cuối cùng, bầu Ban chấp hành mới - việc cũng luôn được coi là quan trọng của một kỳ Đại hội.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.