Một quyển sách in ẩu chưa từng thấy!

Một quyển sách in ẩu chưa từng thấy!
TP - Mật mã Da Vinci lần đầu ra mắt đã gây nên một làn sóng phản đối của bạn đọc về chất lượng bản dịch. Thật tiếc, sau khi "chỉnh trang" sản phẩm mới cũng đầy lỗi cẩu thả.
Một quyển sách in ẩu chưa từng thấy! ảnh 1

Đỗ Thu Hà dịch, Dương Tường hiệu đính và hoàn chỉnh bản dịch, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin ấn hành quý 3 năm 2006, với số lượng 3.000 cuốn, khổ 16 x 24 cm, bìa cứng, giá 90.000 đồng.

Một cuốn sách hay, in đẹp, chỉ tiếc có vô cùng nhiều lỗi, chứng tỏ người làm vi tính (cuối sách ghi là Bích Liễu) cẩu thả  và người biên tập (cuối sách ghi là Đặng Thị  Huệ) đã rất vô trách nhiệm trong việc rà soát bản in thử. Và cuối cùng, người ký duyệt in quyển sách này phải nói là quá coi thường  bạn đọc, đến mức không thể chấp nhận được.

Xin gom lại trong một số trường hợp sai chính như sau:

1. Sai tên đủ các loại. Ví dụ, tên địa điểm là Tu viện Sion thì nhiều trang in là Tu viện Siễn... bảo tàng  Louvre  thì in là bảo tàng Lou~tre, tên nhân vật Leigh thì có trang in là lanh...  (tr. 260) nhân vật chính Langdon thì có trang in là  tang  don (tr. 194 ) tên người như danh nhân Da Vinci thì có trang  in là Da vincô (tr. 232), nàng  Mona Lisa thì in đủ các tên, khi thì Mong Lia (tr. 153), khi thì Miona Lisa (tr. 131), Mna Lisa (tr. 139), mona Lia (tr. 196)... vân vân và vân vân...

2. Các chữ không có nghĩa nhảy vào vô tội vạ, đặc biệt là chữ Ô nếu trước đó có chữ C. Có lẽ phải đến dăm ba trăm lỗi như thế này: tháng trướcô (trang 201), chính xácô (20), giám mụcô  (203), lập tứcô (211, 300),...  Rồi  một số chữ khác cũng như thế, ví dụ:  ỉkhi Langdon đi... (247), nhiều chữ không thể suy đoán được, vídụ: sor  i; e ( tr.295 )...

3. Các chữ số cũng in rất ẩu, ví dụ: ”toàn bộ 6ss 00  tác phẩm “(tr. 20), thiết kế vào năm 149s (tr. 233 )...

4. Các gạch chéo (/) can thiệp vào giữa câu ở rất nhiều dòng.  Nhiều chữ  in hoa vô tội vạ, ví dụ:  “cảnh sát Vẫn Chặn ở đỉnh dốc“ (tr. 226), BủA  ăn  tối (tr. 291)...  Có chữ in nghiêng vô lối: thật phù hợp  (tr. 147)  có âm tiết gồm 4 chữ ghép lại thì 2 chữ cuối của một âm tiết (mà ta quen gọi là một nửa chữ) in nghiêng chẳng hiểu vì sao...

Còn những  chữ in sai thì nhiều không kể xiết. Chỉ nêu vài ví dụ: Anh ta đang rùa. Chén Thánh. (tr. 187), ông biết mình là lột trong bốn người đó (tr.198), theo lịch sứ ~ khái mềm (tr. 137), khi họ ở trên dết Mỹ (tr. 133) giải th - ích - ? (tr. 130),... vô vàn vô kể những lỗi như vậy. Có chữ đoán ra được, có chữ chịu  không đoán ra được là gì... 

Hiện nay, nhiều nhà sách in đẹp, nhiều quyển sách được in sang trọng không sai một lỗi nào. Để xảy ra việc như  trên thật đáng tiếc, nhất là với Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Và một nhà  thơ - dịch giả mà tôi rất kính trọng như ông Dương Tường, chắc chẳng lấy gì làm vui, khi quyển sách có ghi sự đóng góp công lao của mình, lại được in ẩu đến như vậy .

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.