Mỹ nhân Sài Gòn lên phim

Mỹ nhân Sài Gòn lên phim
TP- Chuyên biên kịch dự án phim đề tài lịch sử, chiến tranh như "Hà Nội 12 ngày đêm", "Thái tổ Lý Công Uẩn"…, biên kịch Đinh Thiên Phúc vừa vào Nam cùng đoàn làm phim "Mỹ nhân Sài Gòn" (70 tập) tuyển diễn viên.

Tôi là biên kịch đá thuận cả hai chân: Phim nhựa và phim truyền hình. Tôi từng có những phim truyền hình để lại dấu ấn như Lên giời, Dạy chồng, Xóm bờ sông, Đời chè… Ngay trong năm 2008, tôi cũng có hai phim truyền hình: Trâu vàng như ý đoạt Cánh diều vàng 2007 và Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa- phim đạt lượng quảng cáo cao nhất năm 2008.

Tôi chẳng bị cuốn theo phim thị trường và dài tập gì cả. Tôi đang làm việc, làm việc cật lực, thế thôi.

Chất Mỹ nhân Sài Gòn của anh thực tế như thế nào?

Tôi viết Mỹ nhân Sài Gòn từ một cơ duyên: Đạo diễn Lê Đức Tiến gợi ý và cung cấp tư liệu về những hoa khôi đầu tiên ở Việt Nam. Tôi đọc và bị cuốn hút. Thời đó, mỹ nhân đã được in lên tem, lên xà bông (trong Nam gọi xà bông cô Ba).

“Tôi chú ý Hoa hậu Ngô Phương Lan khi cô tham gia trao giải Cánh Diều Vàng 2008. Xem tạp chí có ảnh Ngô Phương Lan mặc áo dài đứng trong ngôi nhà ở phố cổ Hội An, tôi bàng hoàng.

Cô đúng là hình mẫu của một mỹ nhân trong Mỹ nhân Sài Gòn. Nhà sản xuất và đạo diễn cũng đồng tình với tôi. Nhưng chúng tôi chưa liên lạc được. Không hiểu Ngô Phương Lan có nhận lời làm phim?”.

Đây là câu chuyện về ba mỹ nhân có tính cách, số phận khác nhau. Có người tham gia hoạt động cách mạng, rồi anh dũng hy sinh.

Có người thành nhà tư sản dân tộc, góp phần thúc đẩy hàng nội đánh bại hàng ngoại. Có người sau những cuộc ăn chơi bốc giời, tắt lửa lòng, xuống tóc đi tu…

Dự định 100 tập nhưng sau khi bàn bạc, trao đổi cùng nhà sản xuất (Công ty Cát Tiên Sa) và đạo diễn, qua chỉnh sửa, rút xuống 70 tập.

Chúng tôi nghĩ phim Cô gái xấu xí 200 tập còn có người xem, thì bộ phim 70 tập về những người đẹp, hy vọng xem xong khán giả vẫn thòm thèm.

Nghe nói Kathy Uyên cũng đến thử vai. Ngô Phương Lan, Kathy Uyên nếu tham gia phim này, anh nghĩ phim sẽ màu sắc hơn?

Kathy Uyên là diễn viên duy nhất đến thử vai mà mặc áo dài chứ không mặc đồ tây. Không riêng tôi, nhà sản xuất và đạo diễn đều đánh giá cao sự chuyên nghiệp, diễn xuất sống động, biến hóa pha chút hài hước, ngồ ngộ của cô.

Kathy Uyên đẹp hiện đại, Ngô Phương Lan đẹp cổ điển. Họ không đối lập. Mà là những mảng màu khác nhau để tạo ra bảng màu hài hòa, lung linh, không đơn điệu.

Hai năm trước, các bài phỏng vấn anh khá dày bởi dự án phim Thái tổ Lý Công Uẩn và khoản kinh phí bom tấn. Ngẫm lại, chuyện không thành theo anh là vì đâu?

Là vì không đoàn kết. Nói toẹt ra là mấy ông đạo diễn tham gia dự án không ông nào chịu ông nào, ông nào cũng coi mình là cái rốn của vũ trụ. Rồi lồng lộn đấu đá om sòm, khiến Hà Nội ngao ngán. Stop!

Nói vậy không có nghĩa là Hà Nội không có phần trách nhiệm. Họ điều hành thiếu chuyên nghiệp, lúng túng, có phần né tránh, tạo nơi trú ẩn an toàn.

Né tránh việc làm Thái tổ Lý Công Uẩn nhưng lại sốt sắng làm phim video Trần Thủ Độ. Đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng nếu không làm được bộ phim nhắc đến công đức thiên tài của Đức Lý Thái Tổ, là có tội!

Anh tiếc nuối hay đã gác hẳn dự án này sang một bên?

Không phải là tiếc nuối, mà là đau đớn, hụt hẫng trong thời gian dài. Nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc.

Tôi vừa viết xong kịch bản Ngai vàng và xã tắc, nói về vị vua đầu tiên của nhà Trần: Trần Thái Tông. Rất có thể  thời gian ngắn nữa thôi, khán giả sẽ được xem những phim truyền hình dài tập về nhà Lý, nhà Trần, nhà Đinh, nhà Lê thay vì  xem phim lịch sử của Trung Quốc, của Hàn Quốc.

MỚI - NÓNG