Ngày hội rèn, đúc, khoan truyền thống

Ngày hội rèn, đúc, khoan truyền thống
(TPO) Sáng 23/3, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc “Ngày hội trình diễn kỹ thuật rèn, đúc, khoan truyền thống”.

Những người thợ lành nghề từ các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tây được mời đến Bảo tàng trình diễn và giao lưu với khách tham quan trong 5 ngày, từ 23 - 27/3.

Đến bảo tàng dịp này, khách tham quan có cơ hội được tận mắt chứng kiến đầy đủ các bước thực hiện một quy trình rèn, đúc, khoan truyền thống; được quan sát các thao tác của những người thợ bắt đầu từ khâu đưa nguyên liệu vào lò cho đến khi hoàn thành sản phẩm.

Khách tham quan có thể gặp gỡ, trò chuyện, cảm nhận sự tương đồng và khác biệt giữa nghề rèn, đúc, khoan của các dân tộc thông qua bộ đồ nghề, kỹ thuật làm nghề, những sản phẩm khác nhau được tạo ra.

Ngày hội rèn, đúc, khoan truyền thống ảnh 1
Sản phẩm đã hoàn thành

Người Mông ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) có nghề đúc gang. Lưỡi cày do họ làm ra rất thích hợp với địa hình đất dốc núi đá tai mèo và được các dân tộc trong vùng ưa chuộng.

Nghề khoan nòng súng của người Mông ở Nghệ An thu hút khách tham quan bởi các kỹ thuật khoan nòng thủ công từ ngàn đời, nhưng rất hiệu quả.

Làng Đa Sỹ ở Hà Tây có 1.200 hộ thì có tới 1.000 hộ làm nghề rèn, thu hút thêm khoảng 200 lao động từ địa phương khác tới làm thuê. Sản phẩm của Đa Sỹ phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng, kích thước.

Nghề rèn của người Nùng An ở Cao Bằng hiện có 6 bản làm nghề rèn nổi tiếng với sản phẩm dao quắm đi rừng, sản phẩm đã được trao Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm 2000.

Chương trình “Ngày hội trình diễn kỹ thuật rèn, đúc, khoan truyền thống” là dịp để tôn vinh nghề thủ công truyền thống cũng như những người thợ đồng thời để khách tham quan thu nhận những hiểu biết về các vấn đề như: Lịch sử làng nghề, nguồn nhiên liệu, công cụ sản xuất, quy trình sản xuất, kỹ thuật sản xuất, các loại sản phẩm và đặc biệt là những tri thức dân gian trong việc tạo ra các sản phẩm để thích ứng với điều kiện sinh thái và môi trường văn hóa của mỗi địa phương cũng như những thách thức hiện nay trong việc bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống nói chung, của các dân tộc Nùng, Mông, Việt nói riêng.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".