Nghệ thuật xiếc: Yếu ở đâu?

Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên xiếc bị cho là chưa cao. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên xiếc bị cho là chưa cao. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
TP - Hội thảo 'Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghệ thuật xiếc Việt Nam', do Liên chi Hội Xiếc Việt Nam tổ chức sáng 6-7, thêm một dịp nói về điểm yếu của xiếc.

>> Đời xiếc nữ
>> Gala tôn vinh xiếc

Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên xiếc bị cho là chưa cao. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên xiếc bị cho là chưa cao.
Ảnh: Hoàng Thiên Nga.


Yếu ở nghệ thuật biểu diễn?

Ông Hoàng Minh Khánh, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam khẳng định bên lề hội thảo: “Khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tự hào là nơi hội tụ đỉnh cao của xiếc, nơi có đoàn xiếc quốc gia công lập, một ngôi trường đào tạo xiếc duy nhất.

Khi ra nước ngoài biểu diễn, những Cầu bật đạp người, Đế trụ, Cắn kiếm, Đu siêu nhân đạt được tầm quốc tế. Kỹ năng, kỹ xảo của xiếc Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế khá cao. Tuy nhiên, công tác đạo diễn còn kém, kỹ thuật biểu diễn của diễn viên còn hời hợt. Diễn viên ở một số nước khi biểu diễn biết dẫn dắt khán giả vào thế giới xiếc kỳ diệu”.

Một nghệ sỹ phát biểu trong hội thảo: “Nhìn diễn viên xiếc của ta biểu diễn thấy thương hại, mặt mũi căng thẳng quá”.

Hiệu trưởng trường Xiếc Việt Nam cho rằng, vấn đề là phải nâng cao trình độ cho diễn viên. Trước kia, một số diễn viên được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, hiệu quả không đồng đều và có hiện tượng chảy máu chất xám. Chính vì thế, hiện nay chỉ có đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nước ngoài để truyền thụ kiến thức cho học viên. Bộ VHTT&DL yêu cầu trường Xiếc VN xây dựng đề án thành lập lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các đoàn xiếc địa phương.

Nâng bằng nhiều cách

Trong khi biểu diễn tiết mục Đu tiên, diễn viên xiếc Hồng Vân- học sinh khóa 2 trường múa - bị ngã dẫn đến mất trí nhớ một thời gian. Cuối cùng phải bỏ nghề. Gần đây, theo đánh giá của Trường Xiếc VN, chấn thương trong xiếc không tránh khỏi tuy thường ở mức không nghiêm trọng, nhưng cần biện pháp hạn chế.

Tại trường Xiếc Việt Nam, 5 năm đào tạo, học sinh được học từ dễ đến khó, tránh những lỗi có thể gây ra chấn thương. Cả ngày học sinh chịu giám sát của giáo viên chủ nhiệm khóa, giáo viên quản lý học sinh ngoài giờ theo chế độ bảo mẫu, giáo viên chủ nhiệm văn hóa, giáo viên trực tiếp huấn luyện giảng dạy trên lớp.

Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp đề xuất: Để nâng cao nguồn đào tạo, nên lấy đầu ra của thể thao làm đầu vào cho xiếc, để một số vận động viên qua thời đỉnh cao sang xiếc biểu diễn. Các đô vật, vận động viên cử tạ, thể dục dụng cụ có thể thành các chân trụ vững cho xiếc, trên thế giới thường dùng cách này để có những tác phẩm xuất sắc. Có ý kiến khác cho rằng như thế chưa phù hợp. Giữa thể thao và xiếc có độ chênh . Hơn nữa chế độ đãi ngộ xiếc khó mà thu hút các vận động viên thể thao.

Ông Phạm Duy Khuê, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ văn xã-Văn phòng Chính phủ đề cập nâng cao kỹ năng, kỹ xảo xiếc ở khía cạnh tiềm thức. Diễn viên xiếc không nên thụ động bắt chước những kỹ năng được thầy truyền thụ, dễ thành rô bốt. Nghệ sỹ xiếc nên để tâm tích tụ năng lực linh cảm, để những tư thế, động tác, kỹ năng, kỹ xảo xiếc thể hiện sống động.

MỚI - NÓNG