Người dùng nhạc Trịnh sẽ phải trả tiền

Người dùng nhạc Trịnh sẽ phải trả tiền
TP - Sau một thời gian dài quen với việc “xài chùa”, tới đây người muốn sử dụng tác phẩm nhạc Trịnh sẽ phải cân nhắc vì họ sẽ phải trả tiền tác quyền. Việc này được thực hiện qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN.

> Bán nhạc Hàn Quốc, gặp rắc rối
> “Qua cơn mê” bị kiện

Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời hàng ngàn bài hát
Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời hàng ngàn bài hát.
 

Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa thay mặt những người thừa kế trong gia đình ký hợp đồng ủy thác quản lý và khai thác quyền tác giả đối với các bài hát nhạc Trịnh cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC).

Theo nội dung hợp đồng ủy quyền này, VCPMC sẽ là tổ chức đại diện hợp pháp duy nhất cho gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thực hiện việc cho phép sử dụng và thu tiền bản quyền các tác phẩm nhạc Trịnh tại tất cả các lĩnh vực sử dụng âm nhạc như: biểu diễn, sản xuất băng đĩa, nhạc chuông chờ, nhà hàng, khách sạn… trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và tại tất cả các quốc gia mà VCPMC có thỏa thuận hợp tác song phương. Từ đây bản quyền tác phẩm nhạc Trịnh sẽ được bảo hộ một cách toàn diện.

Hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền nhạc Trịnh đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều trường hợp vi phạm do người sử dụng không biết liên hệ với ai để mua bản quyền. VCPMC không được ủy quyền để thu, liên hệ mua trực tiếp với gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì quá khó, do vậy cứ sử dụng và nơm nớp lo sợ bị kiện. Cũng có nhiều đơn vị lại thông báo chỉ sử dụng nhạc Trịnh khi được yêu cầu chi trả tiền bản quyền.

Được biết ngay sau khi nhận được ủy thác, VCPMC đã chuẩn bị văn bản để thông báo đến các đơn vị sử dụng nhạc Trịnh hướng dẫn các thủ tục xin phép và trả tiền bản quyền. Đại diện VCPMC cho biết, trong trường hợp cần thiết sẽ phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu cầu truy thu tiền bản quyền của các đơn vị sử dụng trong gần 4 năm qua.

Như vậy, kể từ ngày 02-09-2011 bản quyền bài hát nhạc Trịnh đã có nơi bảo hộ, chấm dứt thời gian dài trôi nổi trên thị trường âm nhạc. Người yêu nhạc Trịnh sẽ có nơi để bầy tỏ tình yêu nhạc Trịnh của mình thông qua việc thực hiện nghiêm túc pháp luật quyền tác giả với ca khúc nhạc Trịnh.

Bảo hộ toàn diện bản quyền tác giả âm nhạc

Hiện nay Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN đang thu tiền bản quyền tại 20 lĩnh vực sử dụng âm nhạc như: Xuất bản, biểu diễn, khách sạn, phòng hát karaoke, nhà hàng, vũ trường, siêu thị, nhạc phim, nhạc quảng cáo, phát thanh, truyền hình, hàng không… tại Việt Nam và 134 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới như: Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn, Trung Quốc… nơi mà VCPMC đã ký hợp đồng hợp tác song phương. Như vậy nhạc Trịnh cũng sẽ được bảo hộ tương tự theo các lĩnh vực và phạm vi hiện VCPMC đang thực hiện.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.