Nguyễn Tất Thành với Bình Định

Nguyễn Tất Thành với Bình Định
TP - 60 tham luận tại hội thảo “Nguyễn Tất Thành với Bình Định” (19/8) sẽ cho thấy một giai đoạn quan trọng trên chặng đường trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.
Nguyễn Tất Thành với Bình Định ảnh 1
Minh họa cảnh chia tay giữa Nguyễn Tất Thành và cha

Bình Định là nơi Người học tập và sinh sống cùng với cha và anh trai trong khoảng một năm. Nay đã tròn 100 năm, Bác đặt chân tới Bình Định.

Hội thảo do Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Bình Định, Viện Hồ Chí Minh & các Lãnh tụ (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc tổ chức. 

Năm 1909, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Bình Định làm giám khảo cuộc thi hương, đưa hai con là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành đi cùng. Sau đó, cụ được bổ nhiệm chức tri huyện Bình Khê. Cùng thời gian này, Bác học tiếng Pháp ở trường của nhà yêu nước Phạm Ngọc Thọ (thân phụ của Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch).

Giới chuyên môn nhận định, đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác, bởi Bác đã chính thức học tiếng Pháp ở đây, trong khi trước kia ở xứ Nghệ và Huế, mới chỉ học chữ Hán.

Người dân Bình Định tin rằng, những truyền thống của quê hương mình đã tác động không nhỏ tới tình yêu quê hương, đất nước của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành.

Nơi đây chính là quê hương người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, quê của Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ lừng danh… Quê của danh nhân Đào Tấn - ông tổ nghệ thuật Tuồng.

Sinh thời, cụ Đào Tấn là bạn thân thiết với thân sinh Bác, hai lần về xứ Nghệ làm quan tổng đốc, rồi về Huế làm tới thượng thư, động viên khuyến khích con đường công danh của cha Bác.

Mảnh đất Bình Định đã chứng kiến sự kiện chia tay giữa hai cha con.  Nguyễn Tất Thành tới Ninh Thuận làm trợ giảng ở trường Dục Thanh thời gian ngắn, rồi tới Sài Gòn và, tiếp đó là hành trình lịch sử ra đi tìm đường cứu nước. Đây cũng là lần cuối cùng Bác gặp cha thân yêu của mình.

Sau hội thảo, ngày 2/9, tỉnh sẽ khánh thành tượng đài Bác Hồ. Tiếp nữa, dựng bia và tượng ở nhà trường khi xưa Bác học. Có thể dựng tượng tái hiện cảnh Bác chia tay cha. Tái hiện huyện đường Bình Khê, cái tên đi vào tâm hồn người Việt Nam yêu quê hương, yêu Bác trong ca khúc “Miền Trung nhớ Bác” của Thuận Yến, người con của Bình Định: Trời Bình Khê trong xanh bát ngát, lưu luyến một chiều Bác đến thăm cha, chia sẻ ngọt lành trước lúc đi xa…

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.