Nhật Bản hợp tác bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long

Nhật Bản hợp tác bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long
Hôm nay (19/3), tại phiên họp đầu tiên của UB chuyên gia hỗn hợp Việt - Nhật về Hoàng Thành Thăng Long (HTTL), TS Nguyễn Văn Sơn, GĐ TT bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành Cổ HN cho biết, khu di tích HTTL sẽ được bảo tồn lâu dài và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhật Bản hợp tác bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long ảnh 1
Giếng nước thời Đại La (Thế kỷ 7-9)  tại Hoàng thành Thăng Long.

Phiên họp diễn ra dưới sự chủ trì của GS Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; bà Ngô Thị Thanh Hằng-Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật (phía Việt Nam); ông Kamei Nobuo - Chuyên gia thẩm định tài sản văn hóa thuộc Bộ Văn hoá Nhật Bản, Chủ tịch Uỷ Ban hỗn hợp Nhật - Việt (phía Nhật Bản).

Trả lời câu hỏi của phía Nhật Bản về vị trí xây dựng Nhà Quốc hội, phạm vi bảo tồn và hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể di tích Kinh thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, GS Phan Huy Lê cho biết : hiện chưa có quyết định cuối cùng về vị trí xây dựng Nhà Quốc hội. Tuy nhiên, căn cứ vào quan điểm, thông tin về tờ trình của Chính phủ thì có thể tin tưởng 19.000m2 tại 18 Hoàng Diệu có điều kiện để bảo tồn toàn vẹn.

Tại phiên họp, hai bên cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ chuyên môn, đặc biệt về bảo quản đất và môi trường trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và di tích sâu trong lòng đất; phối hợp nghiên cứu phương án bảo tồn lâu dài khu di tích HTTL với các hình thức như: bảo tồn để làm bảo tàng tại chỗ, nghiên cứu lấp cát từng bộ phận theo lịch trình cụ thể, hỗ trợ các loại thiết bị bảo quản các di vật chất liệu kim loại, gỗ và các chất hữu cơ khác.

Hai bên cùng chung quan điểm cử chuyên gia của từng lĩnh vực, xây dựng kế hoạch bảo tồn các di vật cụ thể, nhanh chóng tiến hành quan sát khí tượng, chuyển động của nước ngầm duới lòng di tích để sớm đưa ra các biện pháp cụ thể, có thể tiến hành lấp cát từng phần với phần di tích HTTL đã được nghiên cứu sau khi lập hồ sơ mặt bằng tổng thể đầy đủ...

Được biết từ tháng 12/2002, Viện khảo cổ học Việt Nam đã tiến khai quật khảo cổ trên tổng diện tích 19.000m2 tại 18 Hoàng Diệu và xuất lộ một hệ thống di tích có giá trị. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định khu di tích này nằm trong Cấm thành tức trung tâm của HTTL và có tầm quan trọng bậc nhất trong hệ thống các kinh đô thời cổ-trung đại, hội tụ lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam qua 10 thế kỷ.

Với chủ trương bảo tồn lâu dài toàn bộ khu di tích HTTL tại 18 Hoàng Diệu, gắn kết hữu cơ với Thành cổ Hà Nội thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa để phát huy giá trị lâu dài, Chính phủ đã chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ VHTT xây dựng hồ sơ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".