Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố

Tiền xu được người Nhật Bản sử dụng tìm thấy ở Hội An
Tiền xu được người Nhật Bản sử dụng tìm thấy ở Hội An
TPO - Gần 50 di sản tư liệu, tài liệu lưu trữ quốc gia về Việt Nam và Nhật Bản được công bố sẽ giúp công chúng hai nước hiểu rõ hơn lịch sử quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản qua nhiều thế kỷ.

Hướng tới kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2018), ngày 20/9, tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) đã diễn ra Lễ công bố triển lãm trực tuyến “Lịch sử quan hệ  hợp tác Việt Nam-Nhật Bản qua tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu”. Tới dự Triển lãm có ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường; Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng… 

Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố ảnh 1 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio (thứ 2 từ phải sang) tham quan Triển lãm 
Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố ảnh 2 Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng phát biểu tại Triển lãm               

Trong khuôn khổ Triển lãm, gần 50 di sản tư liệu, tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu, quý hiếm được lựa chọn từ khối tài liệu lưu trữ quốc gia hiện đang được bảo quản tại các lưu trữ Quốc gia, các Trung tâm Bảo tồn, Viện Nghiên cứu, Cơ quan Thông tấn… của hai nước Việt Nam và Nhật Bản sẽ được công bố, giới thiệu rộng rãi. Ngay sau lễ công bố sáng nay, công chúng hai nước có thể tham quan triểm lãm trực tuyến thông qua việc truy cập cổng thông tin điện tử chính thức của Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam và lưu trữ Quốc gia Nhật Bản tại địa chỉ www.archives.go.jp và www2.archives.gov.vn.

Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố ảnh 3 Bức huyết thư của Phan Bội Châu từ Nhật Bản gửi về Việt Nam giãi bày nỗi khổ nhục mất nước, kêu gọi quốc dân du học, mưu cầu sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi tay ngoại bang
Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố ảnh 4 Câu chuyện của một thương nhân thành đạt Sotaro Araki đã đến An Nam nhiều lần và được chúa Nguyễn tin tưởng, gả công chúa Ngọc Hoa cho ông

Thông tin Triển lãm được dịch thành 3 thứ tiếng Việt, Nhật và Anh. Bố cục Triển lãm được gồm 4 phần chính: Chương I: Thời kỳ sơ khai (khoảng thế kỷ thứ 8); Chương II: Sơ kỳ cận đại (Thế kỷ 16-19); Chương III: Thời kỳ cận đại và hiện đại (Đầu thế kỷ 20); Chương IV: Việt Nam-Nhật Bản: Đối tác cũ, cơ hội mới.

Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố ảnh 5 An Nam kỷ lược cảo là cuốn tạp lục do Juzo Kondo (1771-1829), một thành viên của Văn phòng Hành chính Nagasaki biên soạn, mô tả lịch sử, phong tục, ngôn ngữ, địa lý... của Việt Nam
Nhiều tư liệu quý về Việt Nam và Nhật Bản được công bố ảnh 6 An Nam quốc phiêu ký là cuốn ký sự của các ngư dân Nhật Bản trôi dạt sang Việt Nam vào các năm 1765-1766, sau trở về tổ quốc

Triển lãm “Lịch sử quan hệ hợp tác Việt Nam- Nhật Bản” qua tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu” là triển lãm đầu tiên do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản hợp tác thực hiện với mong muốn sẽ mang đến cho công chúng hai nước có những hiểu biết hơn về những dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hợp tác giữa hai nước qua nhiều thế kỷ.

MỚI - NÓNG