Nhịp sống Sài Gòn qua cảm nhận một đạo diễn gốc Việt

Nhịp sống Sài Gòn qua cảm nhận một đạo diễn gốc Việt
Bộ phim “Chim cú và chim sẻ” của đạo diễn Stephane Gauger, một người Mỹ gốc Việt, đang thu hút sự chú ý của khán giả tại Liên hoan phim quốc tế Louis Vuitton được tổ chức từ 18 - 28/10 ở Hawaii, Hoa Kỳ.
Nhịp sống Sài Gòn qua cảm nhận một đạo diễn gốc Việt ảnh 1
Một cảnh trong phim

Bộ phim Chim cú và chim sẻ (Owl and the Sparrow) có độ dài 99 phút, đã được quay tại Việt Nam, do những nhà làm phim người Mỹ gốc Việt sản xuất. Đạo diễn phim là Stephane Gauger, một người được sinh ra tại Việt Nam và lớn lên ở quận Cam, bang California.

Được nhà làm phim Matthew Libatique đào tạo, Gauger chẳng những có kinh nghiệm về kỹ thuật dựng phim mà còn biên kịch và chỉ đạo quay các bộ phim phóng sự ngắn và phim tài liệu.

Chim cú và chim sẻ là bộ phim đầu tay do chính anh biên kịch, chỉ đạo và đích thân cầm máy quay. Bộ phim này đã đoạt giải thưởng Phóng sự xuất sắc của Liên hoan Phim quốc tế của người Mỹ gốc Á châu được tổ chức tại San Francisco tháng 3/2007.

Hoàn toàn quen thuộc với nếp sống vội vàng và hối hả của thành phố Sài Gòn, bằng sự xúc cảm tinh tế, Stephane Gauger mang lại một nét nhạy cảm rất điện ảnh bằng cách quay toàn diện cảnh trí với máy quay phim cầm tay và thu âm thanh sống.

Chính ý nghĩa thực tế trực tiếp và hòa nhập hoàn toàn vào đời sống của thành phố Sài Gòn đã làm cho bộ phim của anh rất sắc bén. Nói về bộ phim Chim cú và chim sẻ, Stephane Gauger cho biết: “Tôi yêu đất nước và con người Việt Nam, với hơn 8 triệu người ở TPHCM. Tôi biết mình phải làm một câu chuyện về họ, và đây là câu chuyện về ba người trong số họ”.

Nhịp sống Sài Gòn qua cảm nhận một đạo diễn gốc Việt ảnh 2
Một cảnh trong phim

Phim mở đầu bằng lời kể: “Ngày xưa có một cô bé mồ côi, tuy còn nhỏ nhưng có tấm lòng rộng mở, đã trốn chạy khỏi người cậu của cô để tìm đường sống trong một thành phố lớn…”.

Đó là Thuy (do Pham Thi Han đóng), một cô bé bướng bỉnh và giàu trí tưởng tượng, mong muốn tạo dựng một gia đình yêu thương cho chính bản thân cô. Trong suốt một tuần lễ bán hoa trên đường, Thuy đã gặp và kết bạn với hai kẻ cô đơn: Lan - tiếp viên hàng không (do Cat Ly đóng) và Hai - người bảo vệ vườn thú (do Lê Thế Lữ đóng), cả hai đều đang đau khổ vì tình.

Tuy nhiên, vai trò mối mai của Thuy thất bại khi người cậu tên Minh (do Nguyen Hau đóng) xuất hiện trên đường đi tìm người cháu bỏ trốn và tìm thấy cô trong một trại mồ côi của thành phố.

Cả ba diễn viên trẻ đã diễn xuất rất tốt tính cách của mỗi người, trong đó diễn viên chính Pham Thi Han đã thể hiện hết mình vào vai Thuy, đặc biệt với Cat Ly diễn xuất thật tốt trong vai người phụ nữ độc thân.

Gauger đã xuất sắc trong việc cân bằng các yếu tố tưởng tượng và thực tế trong cốt truyện của anh. Phim kết thúc có hậu, nhưng không cảm thấy miễn cưỡng và chấm dứt trong một cảnh dễ thương, hứa hẹn một tương lai đầy tình thương mến. Các hình ảnh càng tác dụng trong sự tương phản với âm thanh dìu dặt, êm ái của tiếng đàn guitar với nền nhạc của Pete Nguyen.

Theo Người viễn xứ

MỚI - NÓNG