Nick Ut: Ảnh báo chí Việt Nam không thua ảnh nước ngoài

Nick Ut: Ảnh báo chí Việt Nam không thua ảnh nước ngoài
TP - Cuộc trò chuyện với Nick Ut diễn ra chớp nhoáng tại lễ bế giảng khóa học ảnh báo chí do Quỹ Hỗ trợ Báo chí Đông Dương (IMMF) kết hợp Thông tấn xã Việt Nam tổ chức. Các giảng viên đều là những tên tuổi lừng danh thế giới nhưng ở đây, Việt Nam, không ai nổi tiếng bằng Nick Ut.
Nick Ut: Ảnh báo chí Việt Nam không thua ảnh nước ngoài ảnh 1
Nick Ut

Với tư cách cá nhân, ông sẽ “chấm” hình ảnh nào trong số các tác phẩm tốt nghiệp của học viên?

Rất nhiều hình ảnh đẹp. Cái hình chụp trong phòng hộ sinh tôi rất thích, hình ảnh về trẻ em nhiễm khuyết tật rất tuyệt vời.

Ngay những hình ảnh ở đây cũng đủ chứng tỏ rằng ảnh báo chí Việt Nam không kém cạnh gì thế giới?

Rất đúng, thí dụ như tôi làm báo nước ngoài không thua gì người nước ngoài, đôi khi mình khá hơn họ nữa. Anh em mình ở đây, vì máy móc còn thua kém, nếu đầy đủ thì chắc là giỏi.

Bên Mỹ có photo editor (biên tập ảnh- PV) kiểm soát lại bức ảnh, còn bên đây không biết có không. Photo editor rất quan trọng, có quyền chọn lựa, cắt xén ảnh.

8 ngày chụp 9.000 bức ảnh

9.000 bức ảnh là kết quả sau khóa học ảnh báo chí nâng cao nói trên. Mười nhà nhiếp ảnh báo chí danh tiếng trong đó có Tim Page, Nick Ut, Steven Northup  đã tới để hỗ trợ cho 30 phóng viên trẻ của Việt Nam.

Trong 8 ngày, giảng viên và học viên cùng đi chụp ảnh khắp nơi như chợ đêm Long Biên, trường trẻ em khuyết tật Ba Vì, bệnh viện Nhi, làng gốm Bát Tràng, làng Đồng Kỵ...

Tại lễ bế mạc với 300 bức ảnh được trưng bày, Tim Page nói: “Những phóng viên ảnh đã ngã xuống trong chiến tranh Đông Dương hẳn sẽ tự hào vì những gì chúng ta làm hôm nay.”

Khóa học đã trao 2 giải Horst Faas (tên nhà nhiếp ảnh Mỹ nổi tiếng là người đồng sáng lập quỹ IMMF đang trên giường bệnh) cho Dương Thị Bích Ngọc (chụp cảnh đỡ đẻ) và Đỗ Thanh Hải (chụp trẻ em khuyết tật ở Trung tâm Ba Vì).

 Giải nhất Phóng sự ảnh (chụp các cụ già ở trại dưỡng lão) dành cho Na Sơn và một số giải khác... 

Anh em ở đây đều nói, anh Nick Ut tụi em thích anh chọn ảnh cho tụi em vì  anh từ nước ngoài về nhìn khác...

Một nguyên nhân làm ảnh báo chí Việt Nam kém phát triển vì thù lao trả cho phóng viên ảnh thấp?

Cả người Mỹ làm ở Việt Nam lương cũng chỉ hơn anh em Việt Nam chút ít thôi. Trước có anh người Mỹ làm việc ở Hà Nội, lương ít quá xin đổi nơi khác. Một hãng lớn cũng không thể trả lương cho thường trú tại địa phương (local) bằng bên Mỹ được.

Có ý kiến cho rằng Việt Nam yên bình quá nên không có ảnh đoạt giải lớn như World Press Photo ?!

Không phải chỉ có ảnh chiến tranh hay biểu tình được giải World Press. Một ngày nào đó, anh có hình đẹp về bão lụt anh gửi đi và được giải. Như Ấn Độ năm rồi có ảnh chụp sóng thần đoạt giải World Press Photo. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ có giải... Đôi lúc người ta chán những hình ảnh chiến tranh vì nó nhiều quá rồi.

Thí dụ như bức ảnh chụp mấy con cá kia... trông rất bình thường nhưng lại được các anh đánh giá cao, vì sao vậy?

Tôi đánh giá cao lắm. Cái ông bán cá không muốn chụp ảnh. Người chụp ảnh phải khó khăn lắm mới chụp được. Người nhiếp ảnh tìm cách chụp được ảnh dù người ta không cho mình chụp là điều rất quan trọng.

Anh còn cái máu muốn đến những vùng chiến sự hoặc những nơi có nguy hiểm?

Nick Ut: Ảnh báo chí Việt Nam không thua ảnh nước ngoài ảnh 2

Tôi vẫn còn muốn đi lại chiến tranh Iraq, Apganistan lắm. Thật sự nếu tôi đi, tôi không nghĩ tới tôi, bởi bức ảnh cô Kim Phúc lúc nào cũng... giúp đỡ mình rất nhiều.

Tôi có bị lính Iraq bắt họ cũng đều thả ra hết- nhờ bức hình đó, họ biết tôi là ai rồi. Tôi có xin AP, nếu có cái gì quan trọng như Iraq, Apganistan... thì  cho tôi biết để tôi đi. Vì tôi đã có kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam rồi.

Ở Việt Nam, nhà nhiếp ảnh bắt đầu đứng tuổi thường ở nhà biên tập ảnh hoặc làm sếp, anh thì sao?

Tôi thì chưa tới cái tuổi đó. Vì có nhiều người bạn nói Nick Ut, tao thấy mỗi ngày mày một trẻ hơn ngày xưa nữa. Thì tôi nghĩ tôi chưa về hưu được. Nếu về hưu, tôi cũng không bỏ máy ảnh.

Lúc nào cũng có máy bên người đi chụp những bức ảnh có thể làm sách được. Tôi có thể sử dụng những bức ảnh Việt Nam ngày xưa, rồi về Việt Nam làm những bức ảnh hôm nay cho sách đầy đủ hơn.

Anh dự định sẽ ra một cuốn sách ảnh về Việt Nam?

Có thể sang năm. Tại công việc của tôi ở AP bận quá đi. Mỗi lần đi công tác lại bẵng đi mấy tháng. Lâu lâu mới có thời gian soạn mấy CD hình Việt Nam để đưa vào sách. Nếu tôi làm có thể trên 150 tấm. Một cuốn sách mà có tới 150 tấm ảnh cũng... uổng lắm. Nếu nhiều quá, mình có thể để dành làm cuốn thứ hai.

Anh có còn đi tìm một “Kim Phúc” thứ hai?

Cách đây mấy năm chút xíu nữa tôi đoạt giải Pulitzer trong vụ ông Bill Clinton và cô Monica Lewinski. Hy vọng một ngày nào đó mình sẽ có một giải nữa!

Ngoài công việc, anh có bí quyết nào để giữ cho mình được trẻ trung, sung sức?

Tôi tập thể thao rất nhiều để giữ cho mình lúc nào cũng khỏe khoắn: nâng tạ, đạp xe, bơi lội... Cái nghề của mình cần sức khỏe.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.