Pha giọng

Pha giọng
TP - Nhân dân ta có câu “Chửi cha không bằng pha tiếng” để nói đến việc phê phán một số người không biết giữ gìn bản sắc văn hóa về ngôn ngữ địa phương mình và cách sử dụng giọng  nói - một yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩ của con người trong giao tiếp.

Nếu xem xét ở mặt tích cực, pha tiếng (giọng) có nghĩa là thay đổi giọng điệu âm thanh khi nói cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thay đổi. Cụ thể là khi tiếp xúc với những người ở địa phương khác, thay đổi giọng điệu phát âm tạo sự thuận tiện trong quan hệ giao tiếp.

Chẳng hạn, như trường hợp cô bạn gái của tôi là người gốc Hà Nội hẳn hoi, nhưng khi đến công tác ở Quảng Bình cô đã nhanh chóng thay đổi giọng nói miền Trung để gần gũi với bà con, nhờ vậy đã tạo được mối quan hệ thân tình và kết quả là công việc cô được hoàn thành tốt hơn cả sự mong đợi.

Ở mặt này, thực hiện tốt khả năng pha giọng giúp cho chúng ta nhanh chóng thích ứng với môi trường sống mới, nhanh chóng hòa nhịp với mọi người xung quanh.

Ở một vùng quê nào đó nếu mình nói được giọng của địa phương đó sẽ rất thuận lợi cho quá trình mua bán, trao đổi. Các diễn viên nói chung, diễn viên hài nói riêng nhờ cái tài pha giọng mà phần nào thu hút được sự quan tâm của khán giả.

Tuy nhiên, thói pha giọng mà tôi muốn đề cập  đến là đối với những người chỉ sau một thời gian xa quê không lâu, đã cho rằng giọng nói của mình quê mùa và “cuộc cách mạng đầu tiên” để trở thành người sành điệu, hiện đại là phải đổi giọng hoặc pha một chút giọng thành phố để ra  oai…

Đáng nói hơn, không phải ai cũng có khả năng pha giọng, dẫn đến một hiện tượng khá lố bịch là đang nói giọng miền Nam, sau một hồi say sưa kể chuyện, tán gẫu chuyển sang giọng miền Trung lúc nào không hay!

Có trường hợp, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết, nghe người khác nói bắt chước theo, pha giọng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, lại còn “ngọng líu ngọng lô” không ai có thể nghe được.

Thay vì phải trả lời “không phải tôi”, có anh lại nói “lâu, ai em lót” (No, I’m not) - thật đáng nực cười và cũng đáng buồn thay trong cuộc sống hằng ngày không phải là một sân khấu, những ai đã từng pha giọng hãy đừng biến mình thành trò hề của thiên hạ.

Biết giữ gìn bản sắc văn hóa về ngôn ngữ địa phương mình - đó là một cách để bạn thể hiện mình tốt nhất.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.