Phong tặng NSND, NSƯT: “Tôi tự nhận”...

Phong tặng NSND, NSƯT: “Tôi tự nhận”...
TP - NSƯT Trần Ngọc Chung, nhạc trưởng, nhạc sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Chèo Hà Nội vừa gửi đơn và bài viết "Tôi tự nhận" đến báo Tiền phong để “mong có một sự công bằng (tương đối)".
Phong tặng NSND, NSƯT: “Tôi tự nhận”... ảnh 1
NSƯT Trần Ngọc Chung chỉ huy dàn nhạc tại Hội diễn sân khấu toàn quốc 1995

Sự công bằng này, theo NSƯT Trần Ngọc Chung nhằm "thúc đẩy các anh chị em làm công tác nghệ thuật cả nước ra sức sáng tạo, cống hiến...”.

Ông Chung đã chỉ huy dàn nhạc cho 50 vở, sáng tác 40 bản nhạc chèo, là nhạc trưởng đầu tiên của ngành chèo, là người viết nhạc đầu tiên trong các vở chèo từ 1956.

Ông từng 6 lần được khen thưởng nghệ thuật âm nhạc tại các hội diễn, liên hoan chèo, 5 năm liền là chiến sĩ thi đua ngành VHTT, Huân chương Lao động hạng 3, kỷ niệm chương chiến sĩ Cách mạng bị giặc bắt tù đày, 46 tuổi Đảng, 50 năm tuổi nghề.

Trao đổi với Tiền Phong, NSƯT Ngọc Chung cho biết:

Trong số diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội đợt này có Xuân Hinh đủ điều kiện phong tặng NSND, riêng tôi không phục. Chính chúng tôi là thầy dạy và từng giúp đỡ Xuân Hinh trong chuyên môn.

Về tài năng, Xuân Hinh thực sự có tài. Còn chuyện sinh hoạt ở đoàn, ít khi anh ấy đến đoàn làm việc. Chủ yếu Xuân Hinh diễn tỉnh, thu băng đĩa. Xuân Hinh không thể làm gương cho lớp diễn viên trẻ về tư cách, về đóng góp cho nhà hát. Theo tôi biết, Xuân Hinh mới chỉ có một Huy chương bạc, chưa có Huy chương vàng.

Thế trong số nghệ sĩ chèo, theo ông ai xứng đáng NSND hơn cả?

Bùi Đắc Sừ và Thanh Hoài. Anh Sừ tự học mà nên. Thanh Hoài có giọng hát tốt, nhưng về diễn thì Hoài kém duyên so với Thu Hằng và các nghệ sĩ khác.

Xuân Hinh thì diễn tục, cương tuỳ hứng, đi theo xu hướng thương mại, đó là cái cười rẻ tiền, dù anh ta nhanh nhạy, có tài.

Còn nghệ sĩ trẻ?

Thu Huyền cũng là học trò của tôi. Lẽ ra Huyền đã không được học tại trường vì vóc dáng quá nhỏ bé, nhưng lúc ấy tôi bênh vực quyết liệt. Chúng ta phải đào tạo cô ấy, đừng để sân khấu phí đi một người tài năng thông minh như thế.

Ông là người đầu tiên sáng tác nhạc nền cho sân khấu chèo chuyên nghiệp?

Ông Hồ Trí Hùng-Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ VHTT, Thư ký Hội đồng quốc gia:

- Những người nghỉ hưu trước ngày 29/8/2001 sẽ không thuộc diện đủ điều kiện trong đợt xét phong tặng này.

Hiện nay Luật Thi đua-Khen thưởng đang được triển khai. Luật này quy định 2 năm một lần lại xét phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND, vì thế có thể không được xét phong đợt này, sẽ phong đợt sau.

Trong khi nghệ sĩ tự do đang được khuyến khích, các nghệ nhân, nghệ sĩ cao tuổi cũng được xét, Nhà nước lại quy định xét cả ngày về hưu để phong tặng. Liệu đây có phải là điểm sai sót của Quy định tạm thời không?

- Xét phong tặng NSƯT, NSND năm 2005 không phải là đợt đặc biệt so với 5 lần trước.

Mỗi đợt đều có đặc thù riêng, nên phải có quy định tạm thời. Hội đồng đang lắng nghe, và sau ngày 15/7 sẽ tổng hợp ý kiến trình Chính phủ.

Từ năm sau, khi Luật Thi đua-Khen thưởng đi vào đời sống, chúng ta sẽ làm theo luật.

Có thể nói như thế. Tôi không dám so sánh, vì đã so sánh là khập khiễng. Tôi chỉ suy nghĩ về cống hiến của bản thân tôi. Tôi là nhạc sĩ sáng tác ca khúc cùng thời anh Trọng Bằng, Nguyễn Văn Tý, Văn Ký.

Năm 1956, tôi chuyển ra Nhà hát Chèo Việt Nam làm diễn viên, mơ sáng tác ca kịch dân tộc. Nhưng rồi, NSND Trần Bảng khuyên tôi làm chỉ huy dàn nhạc cho nhà hát.

Tôi bắt tay vào viết nhạc nền cho vở Quan âm Thị Kính. Trước đó, chưa có nhạc nền, các cụ nghệ nhân, các diễn viên cứ hát theo giọng của họ, và nhạc công cứ lựa mà đệm theo.

Tôi viết nhạc nền bằng thang âm phương Tây (7 cung) rồi chuyển sang ngũ cung đọc cho các cụ nghe xem thế đã ra chèo chưa. Khi đa số nghệ nhân và nhạc công tán thành, bản nhạc mới được thông qua.

Ông nghĩ thế nào khi một số diễn viên điện ảnh đang đòi trả lại danh hiệu NSƯT nếu không được phong NSND đợt này?

Tôi thấy hơi quá, như thế là không tôn trọng người khác.

Mục đích cuối cùng của chuyện đơn từ ông gửi là gì?

Quy định tạm thời về việc xét phong tặng NSND, NSƯT 2005, người ta không xét những người nghỉ hưu trước năm 2000. Tôi về hưu năm 1996, nhưng trong 10 năm qua tôi vẫn làm việc và có tới 10 tác phẩm. Sắp tới là vở Cô gái vẽ tranh làng nghề (NH Chèo VN) phát sóng trên VTV.

Cụ Trần Kích - nghệ nhân Nhã nhạc cung đình Huế - 85 tuổi vẫn được đề nghị phong tặng. Các nghệ sĩ tự do cũng được xét, tại sao về hưu như tôi lại nằm ngoài vòng quan tâm?

Khi bạn tôi là hoạ sĩ Bùi Huy Hiếu mất, tôi đã khóc vì chỉ đến khi đó anh ấy mới được truy tặng NSND. Rồi những công dân-  nghệ sĩ bình thường như chúng tôi cũng thế sao, cũng không bao giờ được nhận lúc còn sống, chỉ để hậu thế truy tặng thôi sao?

“Tôi có tự kiêu, ngạo mạn không? Tôi có ghen tỵ với các anh chị được nêu danh không? Tôi có động cơ không lành mạnh trong sáng không? Không, một trăm lần tôi nhủ mình không phải thế, không phải thế.

Với tư cách là một “Công Dân-Nghệ Sĩ bình thường” trong tinh thần đổi mới dân chủ, tôi mạnh dạn thẳng thắn viết những dòng tâm sự để mong có một sự công bằng (tương đối) đỡ thiệt thòi, thúc đẩy các anh chị em làm công tác nghệ thuật cả nước trong đó có tôi ra sức sáng tạo, cống hiến nghệ thuật góp phần làm cho xã hội tươi đẹp hơn nữa...

Vậy, xin bạn đọc gần xa của báo Tiền Phong hãy cầm cân nảy mực, soi xét và thứ lỗi cho tôi”.

(Trích thư của NSƯT Trần Ngọc Chung)

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.