Síu Phạm - “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm”

“Con đường trên núi”: Bà ngoại người Thái (Síu Phạm bìa trái) , ông Tây (đứng cạnh xe máy do Jean-Luc Mello thủ vai) và cặp tình nhân trẻ tuổi (Thùy Anh và Hoàng Hà).
“Con đường trên núi”: Bà ngoại người Thái (Síu Phạm bìa trái) , ông Tây (đứng cạnh xe máy do Jean-Luc Mello thủ vai) và cặp tình nhân trẻ tuổi (Thùy Anh và Hoàng Hà).
TP - Trong mắt đồng nghiệp và khán giả trẻ hơn vài thế hệ, phim của Síu Phạm luôn là câu chuyện “thơ, lạ, khó hiểu một cách hấp dẫn và đáng công chờ đợi”. Nhất là vì Síu Phạm thường hay coi mình là một “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” hoặc là “điếc không sợ súng”.

Mặc dù đã làm ba phim tài liệu trước đó, cho đến 60 tuổi, nhà làm phim (NLP)Việt kiều Síu Phạm mới làm ba phim truyện đầu tay tại quê hương: “Đó hay… đây?”( 2010), “Căn phòng của mẹ” (hay “Homostratus” 2013) và “Con đường trên núi” (ra mắt ngày 11/11 này tại Liên hoan phim DocFest).?Tác giả coi ba phim này như một bộ ba trilogy vì tính  chất phim bắt đầu từ thực tại để chuyển tải thành phim truyện hư cấu.

 Liều và vô tâm mới đi làm phim

Hỏi vì sao đến tận 60 tuổi bà mới nghĩ đến việc làm phim, Síu Phạm nói “Làm phim là phải có cái duyên, nếu chưa có duyên thì có muốn cũng không được”. Bà vẫn thường tự trào: “Tôi càng phải tranh thủ vì biết mình quá già, sẽ không còn bao nhiêu thời gian”; “Tôi là nhà làm phim lão thành không tên tuổi”.

Bà bày tỏ “Làm phim là một sự liều lĩnh và vô tâm, bởi nếu biết rõ những khó khăn như vậy tôi nghĩ chắc chỉ có điên mới dám nhào đầu vào” .?Bà đã từng thề không làm nữa nhưng cho tới khi có một dự án mới “tôi lại hăng say, quên hết những kinh nghiệm “đau thương” cũ”.

Trước đó nữ nghệ sĩ sống và hoạt động nghệ thuật tại Thụy Sĩ. Bà từng làm việc tại các nhà hát đương đại ở Geneva và Lausanne từ 1990 đến 2010 với vị trí đạo diễn sân khấu. Bà nghiên cứu về nghệ thuật múa Butoh (múa hình thể Nhật Bản), vẽ tranh, đã triển lãm tại Châu Âu, tại Mỹ và Việt Nam.

Nhà làm phim U70 tự xác định mình là một người làm phim theo kiểu tiểu thủ công nghệ. Trong một bài báo cách đây vài năm, bà đã ví mình như một người nấu xôi và bán xôi bên đường, nên lượng xôi ngon, siêu sạch chỉ có hạn, không có nhiều như những thực phẩm kỹ nghệ. Theo bà, không chỉ ở Việt Nam, ở nước ngoài dòng phim nghệ thuật cũng rất kén khán giả, “và thường bị cho là khó hiểu”.?

 Xoay chuyển theo tình huống

Một đôi thanh thiếu niên (diễn viên Hoàng Hà, và Thùy Anh) đi “phượt” bằng xe mô tô tại vùng núi Tây Bắc giữa đường gặp một ông Tây già phiêu lưu... tìm cái chết. Ông này sau đó gặp một anh nông dân tiều phu nghèo tốt bụng (Nguyễn Trung Kiên) cho ngủ nhờ, để sáng hôm sau ông mất sạch cả xe mô tô và túi xách. Chỉ còn cái gối và bộ đồ mặc trên người, ông Tây tìm đến ngôi nhà của bà ngoại người Thái của anh thiếu niên “phượt” (gặp lúc đầu) và xin ở lại làm thơ tiếng Anh giúp cô cháu gái, 10 tuổi (do bé Nguyễn Mây vào vai). Một cuộc gặp gỡ khôi hài nhưng dịu dàng giữa hai nền ?văn hóa trái chiều. Đôi bạn trẻ đã về thành phố, ông Tây già tưởng như mình đã hiểu phong tục bản địa, đi mua cho mình một cái hòm...?

Đoạn kết bỏ ngỏ khiến người xem chẳng thể biết được người đàn ông già sẽ ở đâu, liệu ông đã chết chưa hay có còn trên đường.

Với vai trò phó đạo diễn, NLP Trương Quế Chi chia sẻ, chị nhận đi phụ việc cho cô Síu là vì hâm mộ? và muốn được học hỏi từ “NLP yêu thích số 1 của tôi”. “Cô Síu luôn có kịch bản mở xoay chuyển theo tình huống cụ thể”. Trên đường đi quay, thời tiết bỗng đổi mưa hay phát sinh tình tiết bất ngờ thì nữ đạo diễn có ngay kế hoạch B, khai thác luôn bối cảnh mới.?

Ở gần cuối phim, ông Tây (do Jean-Luc Mello thủ vai) - vị khách bất đắc dĩ trong bản người Thái, đã sắp đặt một đám ma giả tưởng cho mình. Trong ánh đèn vàng leo lét, người đàn ông lớn tuổi chui vào quan tài nằm mang theo rượu whisky, mì ống, bao cao su... sửa soạn cho mình đi sang bên kia thế giới như phong tục ở cái nghĩa trang của bản làng mà ông ta đã nhìn thấy... Ông muốn sắp đặt một màn nghệ thuật đương đại, đem sắp đặt nghệ thuật về cho bản làng thưởng thức... Cảnh này gây rung động cho ekip làm phim hôm đó bao nhiêu thì có lẽ cũng tác động đến khán giả bấy nhiêu, Trương Quế Chi bày tỏ.

 Không cô đơn sao thành nhân vật

“Bà có nỗi niềm nào đó trước mỗi bộ phim của mình không?”

“Tôi chẳng có nỗi niềm nào cho riêng một phim, nhưng tôi có nỗi niềm cho cả đời. Và như tất cả các người làm phim với một nỗi niềm, tất cả các phim tôi làm đều chỉ là câu chuyện của một phim”.

Không khó để cảm nhận rằng nhân vật của Síu Phạm thường cô đơn. “Không cô đơn thì làm sao thành nhân vật”, Siu Phạm cho rằng  đặc thù của nghệ sĩ là cô đơn mặc dù công việc của họ luôn kết nối với nhiều người.

Síu Phạm - “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” ảnh 1 “Con đường trên núi” dự kiến tiếp tục tham dự nhiều festival sắp tới.

Nội dung của hai bộ phim “Đó hay... đây?” (2010) và “Căn phòng của mẹ” (2013) không liên quan đến “Con đường trên núi” nhưng thống nhất về phong cách ẩn dụ, giả tưởng thương hiệu “Síu Phạm”.? Cuộc sống và con người trong phim của bà luôn có sự biến chuyển “khốc liệt một cách âm ỉ và vô hướng”.?Síu Phạm tự nhận mình là người Việt làm phim tại VN, chứ bà “không bị “lơ lớ” cách nhìn của người Tây về người Việt”.? Vấn đề bà đề cập không chỉ là chuyện ở VN mà “con người ở bất cứ đâu cũng gặp phải”. “Tôi chỉ nhìn câu chuyện ở một góc độ khác mà thôi.?Tôi kể ra những cảnh đời và những tình huống, tôi không phán xét”.

 Có nhiêu thì xài bấy nhiêu

Síu Phạm không thích nói về chuyện bà từng bán nhà để làm phim. “Tôi không phải là người bốc đồng theo đuổi làm phim cho sướng”. Bà thổ lộ: “Với tôi làm phim có nghĩa là tôi đang sống”.?

Bà may mắn gặp được người bạn đời có thể chia sẻ mọi việc từ những chuyến đi phượt, tới viết kịch bản, làm phim, rồi đóng phim. Bà và ông Jean-Luc Mello đều có vai trong bộ ba phim gần đây.?“Chúng tôi tự bò vào phim để bớt đi nhân sự, giảm bớt ?những khó khăn liên lụy đến nhiều người”.?

Ngoài kinh phí tự bỏ ra, số tiền xin từ tài trợ không được nhiều. Cặp đôi NLP phải tìm cách để bộ phim vẫn lôi cuốn trong điều kiện “có nhiêu thì sài bấy nhiêu”. Nữ đạo diễn nói “Con đường trên núi” nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè. Nhờ nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Điệp, Hãng Canon Hà Nội đã cho mượn máy, hai ngày cuối cùng trước khi quay, không phải thuê, ekip quay phim, giám đốc hình ảnh chuyên nghiệp, có người không nhận cat-sê hoặc nếu có thì cũng lấy giá bạn bè. Phim làm xong, thiếu tiền hậu kỳ, thông qua trang mạng Gọi vốn cộng đồng Indiegogo, tác phẩm đã đủ kinh phí hoàn thiện và chiếu ra mắt dịp Liên hoan phim tài liệu độc lập (DocFest) lần này.

Síu Phạm - “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” ảnh 2 Nhà làm phim Síu Phạm.

Bộ phim “Đó hay… đây?”?được chọn chính thức bởi LHP quốc tế Busan vào phần tranh giải “Các tác phẩm mới” năm 2011 và rất nhiều các Liên hoan quốc tế ở Osaka, Italy, Lisbon, Madrid, Canada, Paris và Beirut...

“Căn phòng của mẹ” nhận giải thưởng Tầm nhìn độc đáo nhất tại LHP thế giới Queens tại New York (2014), phim tranh giải ở LH phim Phụ nữ ở Créteil, (Festival des films de femmes).

Từ lúc phim khởi quay hai năm trước, nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Điệp cho biết,?chị đã gửi bản dựng thô của phim tới các liên hoan phim như Rotterdam (Hà Lan), Berlin (Đức) và nhận được câu trả lời khá lạc quan.?Phim của Síu Phạm xem xong người ta luôn có cùng hai cảm giác choáng ngợp và thắc mắc. Sự hài hước điểm xuyết khiến cái kết bỏ lửng không bị nặng nề. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và TS. Trần Ngọc Hiếu có trùng nhận xét rằng “phim của Síu Phạm như một bài thơ”, cụ thể là “điện ảnh thơ” để phân biệt với “điện ảnh văn xuôi”. Một số khác mặc định “bà ấy quái”, “đáo để”, “trường hợp độc lạ nhất của điện ảnh Việt” và? “không thể ngừng theo dõi u “già gân” này”.

Tuổi tác và dòng phim khó bán vé không cản trở nữ nghệ sĩ tiếp tục ấp ủ những dự án tiếp theo. Bà là người tự do làm điều mình muốn, làm phim như thể “một sống hai chết”.

 “Sức chịu đựng bất thường” lên phim

Rời Sài Gòn sang Thụy Sĩ nhập cư từ đầu thập kỷ 80, ba mươi năm sau Síu Phạm trở về quê hương làm phim và có những phát hiện bất thường từ những điều nhỏ nhặt. Trong phim “Căn phòng của mẹ”,?có cảnh quán cà phê ở hẻm Trịnh. Bà (cũng là nhân vật)? ngồi đó quan sát và nhận thấy cứ có một xe máy vào người uống lại phải bê ghế đứng lên. Ở nước ngoài người ta sẽ không bao giờ chịu như thế, vậy mà người mình lại chẳng thấy sao. “Ở gần nhà tôi có một bà bán bánh xu xê. Khi con đường mở, trong vòng một tuần, người ta cắt dần nhà bà ấy. Hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy là bà ấy vẫn ngồi bán bánh bên phòng tắm, cầu tiêu còn lại của ngôi nhà”.?

“Quả thực tôi thấy sức chịu đựng, sức sống của người dân mình thật mạnh mẽ, điều ấy làm tôi cảm động”. 

Síu Phạm sinh ra ở Hà Nội, theo gia đình di cư vào Nam từ nhỏ. Bà tốt nghiệp khoa Triết học ĐH Văn khoa Sài Gòn. Năm 32 tuổi bà nhập cư vào Thụy Sĩ, học ĐH Lịch sử Nghệ thuật và phân tích phim tại Geneva. Từ 1990 đến 2010 bà hoạt động sân khấu tại Thụy Sĩ với tư cách đạo diễn. Síu Phạm còn vẽ tranh và từng được triển lãm tại TPHCM, Geneva, Lausanne, Paris, Washington, DC, Arheilm. Từ năm 2010 đến nay bà thường xuyên về nước làm phim.

Tháng 11/ 2016, LH phm CPH PIX Copenhagen, Đan Mạch chọn Síu Phạm cho chương trình “ On Spot” để chiếu cả ba phim cho LH.  “Con đường trên núi” cũng vừa đi LH phim quốc tế World Film ở Montréal, Canada 2017.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".