Sự nghiệp văn chương của Orhan Pamuk

Sự nghiệp văn chương của Orhan Pamuk
TPCN - Orhan Pamuk sinh ngày 7/6/1952 ở Istanbul, trong một gia đình thế tục trung lưu. Cha ông, cũng giống như bác và ông nội ông, là một kỹ sư. Nền tảng gia đình là do ông nội ông tạo dựng.
Sự nghiệp văn chương của Orhan Pamuk ảnh 1

Lớn lên, Pamuk dự định trở thành họa sĩ. Ông tốt nghiệp Học viện Robert, rồi học kiến trúc tại Đại học Kỹ thuật Stanbul, nghề báo ở Đại học  Tổng hợp Stanbul.

Trong ba năm từ 1985 đến 1988, ông là nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Columbia ở New York, và có một thời gian ngắn dự khán Đại học Tổng hợp Iowa. Ông sống chủ yếu ở Istanbul.

Pamuk từng nói rằng, ông phải trải qua sự thăng trầm từ truyền thống gia đình Ottoman sang lối sống Đông-Tây ngày càng phổ biến. Ông viết về điều này trong tiểu thuyết đầu tiên, một biên niên ký gia đình (1982), trong đó tinh thần của Thomas Mann theo sát từng bước phát triển của ba thế hệ dưới một mái nhà.

Tiểu thuyết thứ hai, Ngôi nhà của sự im lặng (1988), sử dụng đến năm bối cảnh dựng chuyện để miêu tả một tình trạng, trong đó hàng nửa tá thành viên gia đình đến thăm người bà hấp hối ở một nhà nghỉ bình dân ven biển, trong khi nước Thổ loạng choạng bên bờ vực nội chiến.

Đó là vào khoảng năm 1980. Những lời tranh cãi chính trị của lũ cháu phản ánh sự hỗn loạn xã hội, nơi các tổ chức cực tả đang tranh giành nhau quyền lực.

Tên tuổi Pamuk vang lừng sau tiểu thuyết thứ ba của ông, Tòa thành trắng (1992). Nó có cấu trúc như một tiểu thuyết lịch sử về Istanbul thế kỷ XVII, nhưng nội dung lại gần giống một câu chuyện về cái cách bản ngã chúng ta hoành hành.

Tính cách được trình bày như một cấu trúc khả biến. Nhân vật chính của câu chuyện, một người ý, được bán đến làm nô lệ cho một học giả trẻ tên là Hodja, và anh ta thấy Hodja quả đúng là bản sao của chính mình.

Khi hai chàng trẻ tuổi đổi số phận cho nhau, xảy ra hàng loạt những điều kỳ lạ về tính cách. Có lẽ, ở mức biểu tượng, tiểu thuyết châu Âu đã liên kết với một nền văn hóa xa lạ.

Văn chương Pamuk đã trở thành nổi tiếng vì tính đồng nhất và sự nhân chồng. Thông điệp xuất hiện ở Cuốn sách đen (1995), trong đó nhân vật chính tìm kiếm cô vợ và người anh cùng cha khác mẹ của cô giữa đám hỗn loạn của Istanbul, để rồi chàng đã đổi tính cách với người anh đó.

Thủ pháp kỳ ảo phương Đông lặp đi lặp lại đã khiến câu chuyện có màu sắc cô hồn. Tiểu thuyết này đại diện cho một sự phá vỡ xác quyết khỏi chủ nghĩa hiện thực xã hội có điều tiết trong văn chương Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự nghiệp văn chương của Orhan Pamuk ảnh 2

Nó làm dấy lên cuộc tranh cãi không chỉ về thái độ đối với chủ nghĩa cô hồn. Pamuk đã tạo cơ sở cho bộ phim Gizli Yuz nổi tiếng năm 1992.

Tiểu thuyết Cuộc đời mới (1996) nói về một cuốn sách bí mật với nội dung có thể làm biến đổi cuộc đời của bất kỳ ai đọc nó.

Xem xét cuốn sách có thể hiểu cấu trúc của một chuyến đi vật chất, nhưng dưới con mắt văn chương, độc giả có thể trải nghiệm  thế giới tinh thần của chủ nghĩa huyền bí.

Và cả sự hồi tưởng về một nền văn hóa bình dân Thổ Nhĩ Kỳ xưa cũ nữa, nếu biết nhìn cốt chuyện như một quá trình phúng dụ gồm nhiều sự kiện tương liên với huyền thoại La Mã về trí khôn ban đầu đã mất.

Theo tác giả, chủ đề chính của Tên tôi là Đỏ (2000) là mối quan hệ giữa Đông và Tây, khi nó miêu tả những quan điểm khác nhau về sự ràng buộc giữa nghệ sĩ và tác phẩm trong cả hai nền văn hóa.

Đây là câu chuyện về nghề minh họa cổ điển và đồng thời vén bức màn bí ẩn của vụ án giết người trong môi trường biến thiên, một chuyện tình cay đắng, và một cuộc bàn luận tinh tế về vai trò của cá nhân trong nghệ thuật.

Pamuk đã xuất bản một tập tiểu luận năm 1999, và một tập chân dung thành phố có tên là Istanbul: Ký ức và Thành phố năm 2003, trong đó đan dệt những hồi tưởng của tuổi thơ nhà văn với sự miêu tả văn chương và lịch sử văn hóa của Istanbul.

Một chữ chìa khóa trong đó là huzun, là một khái niệm nhiều đầu mối mà Pamuk dùng để lột tả nỗi u sầu ông chứng kiến như nét cá tính riêng của Istanbul cùng những người dân nơi đây.

Tiểu thuyết cuối cùng của Pamuk là Tuyết (2002). Câu chuyện hình thành vào những năm 1990 gần biên giới phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ, trong thành phố Kar (có nghĩa là tuyết), từng có thời nằm trên biên giới chung với nước Nga Sa hoàng.

Nhân vật chính, một nhà văn từng bị lưu đày ở Frankfurt, du lịch đến Kar để khám phá bản thân và đất nước mình. Càng lúc, câu chuyện càng có màu sắc tình yêu và thi ca, khi nó miêu tả khá tinh tường những cuộc xung đột tôn giáo và chính trị, đặc trưng cho xã hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Ở đất nước mình, Pamuk nổi tiếng là một nhà bình luận xã hội, thậm chí dù ông coi mình chỉ như một nhà văn hư cấu mà không có mục tiêu chính trị. Ông là tác giả đầu tiên thuộc thế giới Hồi giáo lên án hình phạt fatwa chống lại Salman Rushdie.

Ông bênh vực bạn văn Yasar Kemal cùng quốc tịch Thổ với mình, khi Kemal bị đưa ra tòa năm 1995. Bản thân Pamuk cũng bị sức ép khi ông nói trên một tờ báo Thụy Sĩ rằng có 30.000 người Kurd và một triệu người Armenia bị giết ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cả thế giới đã lên án hành vi áp bức ông. Cuối cùng, người ta buộc phải tuyên bố ông vô tội.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.