Sướng/xướng chức danh

TP - Chào bạn! Đã lâu từ khi bạn sang xứ kim chi, nay tôi mới biên meo (email). Căn bản là thành phố vừa quy định phải dùng hộp meo có đuôi của Việt Nam và của thành phố, đâm ra gửi đi hình như không đến hoặc lọt vào spam, nên chẳng ai đọc được. Nay tôi tranh thủ ít thời gian ở nhà lập meo mới, gửi bạn, à quên, gửi anh. Thông cảm, lại sắp có quy định công chức phải gọi nhau là anh/chị, xưng tôi, hoặc gọi bằng chức danh, xưng tôi. Nói tạm biệt với “tao – mày” đi nào!

Ở bên ta, hình ảnh công chức đang được lập kế hoạch để lung linh hơn, trong đó không xưng hô cô, dì, chú, bác, mày, tao, cháu, em ở cơ quan. Không có gì sai, rất hình ảnh. Nhưng, tôi nghĩ người dân đang cần thực chất, cần thái độ và hiệu quả, anh ạ. Do vậy, tôi ủng hộ ngành giao thông triển khai "4 xin" (xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin phép) và "4 luôn" (luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ).

Còn mấy cái chuyện nội bộ mang tính bề nổi chẳng chết ai, chẳng giúp ai thì soạn dự thảo làm gì, đôi khi còn làm cho dân xa công quyền hơn (như tôi xa anh vì cái meo ấy hihi). 


Anh ở bển, hẳn phải làm quen với giám đốc Jun Đang Tim, trưởng phòng Lee, trưởng ban Dê Phung Lắc… Ở nhà, tôi nghe mãi trên tivi, rất chán. Phim Hàn muốn xâm nhập sâu hơn ở Việt Nam, muốn “hạ gục” những kẻ khó tính còn lại như tôi, thì nhất thiết đầu tiên phải bỏ cách xưng hô này. Tức cười lắm. Vợ con cúi rạp người khi Lee bước vào nhà: Chào trưởng phòng! Bên bàn ăn gia đình, Lee vẫn mặc vét, đeo cà vạt. Khi cả hai vào giường, vợ Lee cúi đầu: “Trưởng phòng cởi áo đi”. Ghê hết cả người.

Nếu cách gọi theo chức danh trên được áp dụng, thì cùng với phong trào bằng cấp đang tràn lan, người Việt sẽ có thêm phong trào thèm thuồng, tôn sùng chức vụ. Nói theo kiểu fan cuồng, là “xin tí ghế”, “liếm ghế”. Phải thừa nhận, công chức ở ta đang xưng và gọi rất hỗn loạn. 

Sếp nói: “Tao bảo này, mày về bảo bố mày làm hộ cái giấy khám sức khỏe cho dì Tư nhé! Dì Tư em chú Ba là chồng của cô Hoa cơ quan ta ấy!”. Đó không phải là cách xưng hô gia đình hóa, mà nó là sản phẩm văn hóa của công sở sau thời bao cấp. Miền Nam trước năm 1975 đã hô anh/chị, xưng tôi ngon lành. Tôi chọn phương án này. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.