Syd Barrett - thành viên sáng lập Pink Floyd qua đời

Syd Barrett - thành viên sáng lập Pink Floyd qua đời
Syd Barrett, đồng sáng lập viên nhóm rock trứ danh Pink-Floyd vừa qua đời ở tuổi 60, sau một thời gian dài cuối đời sống mai danh ẩn tích.
Syd Barrett - thành viên sáng lập Pink Floyd qua đời ảnh 1
Syd Barrett năm 1970, hai năm sau khi tách nhóm

Phát ngôn viên của ban nhạc cho biết Barrett qua đời vài ngày trước, không rõ nguyên do. Tuy nhiên anh đã chịu bệnh tiểu đường dày vò trong nhiều năm qua.

Các thành viên còn lại của Pink Floyd - David Gilmour, Nick Mason, Roger Waters và Richard Wright - “thất vọng ê chề và đau buồn khi hay biết hung tin về cái chết của Syd Barrett”.

“Syd là ánh sáng dẫn đường trong thời kỳ sơ khai của ban nhạc, đã để lại một di sản âm nhạc tiếp tục truyền cảm hứng cho nhóm” - “điếu văn” trên trang web chính thức của Pink Floyd.

Nhà tiên phong cách mạng ảo giác

Barrett đồng sáng lập Pink Floyd năm 1965 với Waters, Mason và Wright và là tay viết chủ lực thời kỳ đầu của ban nhạc.

Nhờ Barrett, Pink Floyd đã đặt chấm phá đầu tiên cho cuộc cách mạng ảo giác mà về sau xâm nhập vào cả phim ảnh, văn học… Cách riêng trong âm nhạc, Pink Floyd được mệnh danh là “người tình của trào lưu ảo giác London” khi mạo hiểm thử nghiệm sự kết hợp giữa những nét nhạc blues, thính phòng cùng với các hòa âm nghịch tai. Để có được thứ âm nhạc này, người nghệ sĩ thường phiêu diêu với các chất ma túy ảo giác, những chất kích thích, cần sa, LSD…

Syd Barrett - thành viên sáng lập Pink Floyd qua đời ảnh 2
Ngay từ bìa đĩa, The Piper at the Gates of Dawn đã gây ảo giác

Barrett sáng tác và chơi thứ âm thanh guitar khuếch đại đầy mê hoặc trong hầu hết các ca khúc của album The Piper at the Gates of Dawn 1967, một album đỉnh cao cả về thương mại lẫn nghệ thuật. Ông chính là tác giả của các bài hit Arnold Layne và một tấu khúc đầy tính thần bí Interstella Overdrive.

Nhưng chính vì ảnh hưởng của LSD (ma túy mạnh gây ảo giác) mà Barrett gặp nhiều bất ổn về mặt thần kinh dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt. Những cư xử không bình thường ngày một gia tăng khiến anh phải rời khỏi ban nhạc vào 1968, năm năm trước khi Pink Floyd - với thành viên Gilmour thay thế -  ra mắt album nổi tiếng nhất của nhóm, Dark Side of the Moon và sau đó là The Wall tiêu thụ trên 200 triệu bản toàn cầu!

Sự nghiệp ngắn ngủi nhưng ảnh hưởng vô hạn

Sự nghiệp solo của Barrett chỉ có hai album, The Madcap Laughs và Barrett, nhưng lại đánh tiếng lớn trong giới mộ điệu. Một album khác tập hợp các ca khúc chưa từng công bố, Opel, đã phát hành 1988 được xem là dấu chấm hết cho sự nghiệp âm nhạc của Barrett.

Syd Barrett - thành viên sáng lập Pink Floyd qua đời ảnh 3
Những năm sống ẩn dật của Barrett

Anh trở lại với một con người bình thường, với cái tên thật Roger Barrett và sống phần đời còn lại rất đỗi thanh tịnh cùng với mẹ già tại quê nhà Cambridge, Anh quốc. Phần lớn thời gian trong ngày Barrett dành để trò chuyện với mẹ, vẽ tranh và làm vườn. Các thành viên Pink Floyd luôn trân trọng những đóng góp và trả tác quyền đầy đủ cho những sáng tác của ông.

Mặc dầu sự nghiệp âm nhạc của Barrett ngắn ngủi, nhưng những ca khúc u buồn của ông đã ảnh hưởng rất nhiều nghệ sĩ. Trong số đó có Blur, REM, David Bowie, người đã trình bày lại bản See Emily Play của Barrett. Với Bowie, Barrett là “nguồn cảm hứng lớn, một viên ngọc quí” ngay từ lần đầu tiên xem anh trình diễn tại London thập niên 1960.

“Anh là một tay sáng tác có cá tính và cuốn hút. Cùng với Anthony Newley, anh là ca sĩ pop/rock với chất giọng Anh quốc đầu tiên tôi được nghe. Ảnh hưởng của anh trên tư duy của tôi là vô cùng”.

Tim Willis, nhà viết tiểu sử cho Barrett cho rằng sẽ không có một David Bowie ngày nay nếu như không có có Syd. “Bowie như thể là một nhân bản của Syd trong những năm đầu”.

Ước gì anh ở đây (Wish You Were Here) là album vừa thu xong của Pink Floyd để tri ân thành viên sầu muộn của nhóm. Album này có ca khúc Shine On You Crazy Diamond với lời lẽ “Nhớ ngày nào còn trẻ, anh đã tỏa sáng như ánh mặt trời”…

Theo Tuổi Trẻ

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.