Thưa vắng tên người ?

Thưa vắng tên người ?
TP - Các chuyên gia khảo cổ nói, mỗi mét vuông đất Hà Nội đều có di tích, giới lịch sử bảo làng nào ở Hà Nội cũng có danh nhân. Đợt đặt tên mới này cho phố xá Hà Nội vẻ như chứng tỏ ngược lại: Thăng Long hiếm những người có danh?  

>> Chuyện tên phố, tên phường Hà Nội
>> Học Sử từ những tên đường

Thưa vắng tên người ? ảnh 1

Việc đặt tên đường nên tuân theo một nguyên tắc chung, tránh tình trạng xen kẽ tên địa danh với tên danh nhân (ảnh chụp tại Ô Chợ Dừa - Hà Nội). Ảnh: Công Đạt

Trong số 31 tên đường phố được đặt tên và chỉnh lý kéo dài mà Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội khóa 18 thông qua trong kỳ họp vừa qua, chỉ có sáu đường mang tên danh nhân, gồm Tôn Thất Thuyết, Trần Thái Tông, Đỗ Quang, Nguyễn Trực, Nguyễn Thực và Hàm Nghi.

Những cái tên gắn với phong trào Cần Vương lần này được nhắc tới và ngự tại hai phố lớn ở khu Mỹ Đình là nhờ đề xuất của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam dù, với Tôn Thất Thuyết, Hà Nội đã lấy tên hai con trai của ông là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp làm tên phố.

Thưa vắng tên người ? ảnh 2 Đường rất tình, một đường rất tình/ Đường rất gần từ ngày xưa lắm/ Khi chân qua bỗng nghe đầy tiếng chim/ Đường trái tim.Thưa vắng tên người ? ảnh 3 Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

Trước tháng 8/1945, Tôn Thất Thuyết thành tên phố của Hà Nội nhưng sau đó bị thay bằng tên khác.

Con phố từ ngã ba giao cắt với đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị Mỹ Đình 1 dài 700m, rộng 40m được đặt tên Hàm Nghi cũng thỏa đáng.

Phong trào Cần Vương không chỉ có mình Hàm Nghi, ông không cô đơn trong cuộc kháng Pháp giữ vững khí tiết của một ông vua yêu nước. Nhưng nhìn xung quanh, chưa thấy bóng một con phố nào mang tên những tướng lĩnh trung thành của ông cũng như những người đứng lên trong cuộc Cần Vương.

Huyện Gia Lâm đề nghị đặt tên đường Trâu Quỳ từ cổng trường Đại học Nông nghiệp 1, chạy qua địa phận xã Trầu Quỳ nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (dự kiến quy hoạch xây dựng).

Gia Lâm 1.000 năm trước là yết hầu của Hoàng thành Thăng Long, kiểm soát bốn con đường vào thành. Chiếm được nơi đây coi như chiếm được Thăng Long.

Vùng hoang vu này là nơi trú quân của bốn đạo quân nhà Lý mà bốn vị tướng chỉ huy chính là nha tướng của Lý Thường Kiệt từng đánh sang tận Nam Kinh nhà Tống.

Thưa vắng tên người ? ảnh 4

Cô gái hái dâu Ỷ Lan trở thành quý nhân trong cung vua. Nguyên phi Ỷ Lan mang về kinh thành một con trâu mà bà thương yêu từ nhỏ. Không may, triều đình mang con trâu đi cống Tàu.

Ỷ Lan phu nhân và con trâu chia tay tại vùng Gia Lâm. Trâu được người thương quý từ lâu nên lúc chia tay quỳ xuống chào Ỷ Lan và rống lên những tiếng não nùng.

Ỷ Lan mỗi chiều đều lên lầu cao nhìn về Gia Lâm trầm ngâm hàng giờ nhớ con trâu ngày xưa. Bốn vạn quân cảm động tấm lòng của bà, một đêm đắp thành đồi hình trâu đang quỳ. Nơi đây vẫn còn đền thờ Ỷ Lan và bốn danh tướng.

Trong khi đã có xã Trâu Quỳ, trường Trâu Quỳ, nên chăng đặt tên con đường khác đi, tôn vinh những con người đã làm nên cái tên đồi Trâu Quỳ, chẳng hạn: Tứ hổ tướng, Bốn vạn quân?

Đường Thụy Phương ở Từ Liêm cũng khiến người ta phân vân. Thụy Phương có tên Nôm là Chèm, và cái tên Nôm đôi khi giá trị hơn cái tên chữ bóng bẩy.

Đình Chèm nằm ven sông Hồng thờ Lý Ông Trọng tương truyền là võ tướng của Hùng Duệ Vương và Thục Phán An Dương Vương. Cái tên đường Chèm hay đường Lý Ông Trọng gợi nhớ lịch sử văn hóa nhiều hơn là Thụy Phương.

Đường Phú Nhi ở TX Sơn Tây phát xuất từ thôn Phú Nhi (còn gọi Bần Nhi) có từ cuối thế kỷ 19. Cái tên chưa phải là cổ lắm, căn cứ theo thời gian, nhưng giai thoại gắn với nó thì cực đẹp.

Phú Nhi từng là làng nghề làm bánh tẻ nổi tiếng trong vùng, chiếc bánh ra đời từ mối tình cao đẹp của nàng Hoàng Nhi và chàng trai Nguyễn Phú, lúc đầu gọi là bánh lẻ (đơn chiếc), sau đổi là bánh tẻ. Gia đình trong làng đều làm món bánh này dịp giỗ, tết.

Dẫu sao, đợt này Hà Nội có những cái tên đường phố nghe êm tai: đường Phù Sa  - TX Sơn Tây, đường Cao Lỗ -  huyện Đông Anh, phố Xốm - Hà Đông.  

MỚI - NÓNG