Tiếp thị di sản-tại sao không?

Tiếp thị di sản-tại sao không?
Miền Bắc Việt Nam có những cái tên hấp dẫn: Cổ Loa, làng gốm Thổ Hà, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều... Nhưng oái oăm thay, những điểm đến này lại đang thiếu thông tin,  dịch vụ và không gian cho du khách.

Vậy, chuyện marketing di sản phải được đặt ra như thế nào?

Giáo sư Jean - Pierre Baeyens (Đại học Thương mại Solvay, Bruxelle, Giám đốc Trung tâm ARTketing) trình bày bằng mô hình với câu hỏi rất hay: Marketing và văn hoá-đồng minh hay kẻ thù?

Theo GS Baeyens, tiếp thị văn hoá là trường hợp đặc biệt của  di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, nếu làm không khéo sẽ thành kẻ thù, ngược lại nếu làm tốt sẽ là đồng minh của di sản. Là chuyên gia có kinh nghiệm ở một trường đại học thương mại có lịch sử cả trăm năm, những thông tin của GS Baeyens rất hữu ích về các chương trình tiếp thị cho sự kiện hay sản phẩm văn hoá, cho cơ quan văn hoá...

Quả thật, tìm kiếm khách hàng và giữ chân khách hàng-mục đích của nghệ thuật tiếp thị- đang là câu chuyện dài kỳ cho di sản ở VN. Bà Lê Thị Minh Lý-Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTT) cho biết: Các nhà chức trách VN cũng như châu Âu đồng ý rằng du lịch văn hoá dường như đặc biệt thuận lợi cho việc bảo vệ các công trình và môi trường cũng như cho việc quảng bá văn hoá. Thực tế, khách du lịch văn hoá dừng chân lâu tại điểm tham quan-nơi họ quan tâm, tôn trọng và...chi tiêu nhiều hơn khách du lịch bình thường.

Từ 2 năm nay, Cục Di sản văn hoá phối hợp với Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp vùng Wallonie-Bruxelles triển khai dự án Hành trình di sản văn hoá dựa trên cơ sở gắn kết các di tích, công trình, bảo tàng và làng nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng châu thổ sông Hồng-VN.

Trong cả núi hoạt động của dự án, các chuyên gia Bỉ và VN cùng bắt tay xây dựng công cụ để quảng bá các điểm ưu tiên, điểm vệ tinh và toàn bộ hành trình, lập trung tâm thông tin tại các điểm hành trình hoặc bảo tàng địa phương...

Thử lướt qua các điểm đến ưu tiên thuộc dự án như khu di tích Cổ Loa, làng gốm Thổ Hà, làng gốm Phù Lãng, làng gốm Chu Đậu... sẽ thấy thông tin quảng bá ở đây cực kỳ thiếu thốn đối với du khách cả trong lẫn ngoài nước, mặc dù những cái tên ấy không hề xa lạ. Hy vọng sau những dụng công của chuyên gia Bỉ và VN, 7 điểm ưu tiên kể trên sẽ được du khách biết đến sâu hơn và dành vị trí “ưu tiên” trong hành trình khám phá của mình tại đồng bằng châu thổ Bắc VN.

Một trong các trung tâm văn hoá lớn ở Paris là khu quần thể Vilette, xây dựng từ 1981-1995, hàng năm đón 8 triệu lượt người. Lấy làng Vilette làm tâm điểm, khu quần thể này nới ra không gian mênh mông 35 hecta, 12 khu vườn và 25 công trình vui chơi giải trí, 2 phòng tổ chức biểu diễn nhạc rock, nhạc tạp kỹ và nhạc hiện đại, 2 nhà hát, không gian khoa học và công nghiệp, không gian âm nhạc, trung tâm ca múa nhạc quốc gia cao cấp Paris. Làm thế nào để thu hút công chúng đến đây và muốn quay trở lại?

Ông Vincent Poussou-Giám đốc Truyền thông và Công chúng La Vilette cho biết: Chiến lược truyền thông của khu quần thể Vilette rất chú trọng thông tin đến công chúng. Vilette thường xuyên thăm dò dư luận bằng phiếu điều tra, và khéo léo tổ chức các chương trình phù hợp với từng đối tượng khán giả-du khách.

Tại Hội thảo về Marketing trong lĩnh vực di sản văn hoá diễn ra ở Hà Nội vừa qua, bà Catherine Noppe-chuyên gia bảo tồn của Bảo tàng Hoàng gia Mariemont (Bỉ) cảnh báo: “Mọi du khách đều có thể trở thành người tiêu dùng, mọi khách tham quan đều cần đến những dịch vụ tiện ích: không gian nghỉ ngơi, cửa hiệu mua sắm,...và marketing văn hoá phải tính đến những nhu cầu này. Tuy nhiên, dù thế nào cũng không nên để điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến di sản văn hoá mà chúng ta muốn khám phá”. 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.