Tiếp tục san ủi tại đoạn Hoàng thành Thăng Long

Tiếp tục san ủi tại đoạn Hoàng thành Thăng Long
Dù thành phố đã yêu cầu tạm dừng thi công tại đoạn Hoàng thành Thăng Long bị xúc đổ trên phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội để thám sát khảo cổ, các đơn vị thi công vẫn tiếp tục san ủi.

>>Dừng thi công để thám sát Hoàng thành Thăng Long

“Quy hoạch của Thăng Long là tam trùng thành quách (ba vòng thành), vòng trong cùng là cấm thành, vòng giữa là hoàng thành, vòng ở vị trí đường Hoàng Hoa Thám hiện nay là vòng ngoài cùng. Đoạn thành còn lại này rất có giá trị, vì cả vòng thành ngoài nằm trên trục đường La Thành - Trần Khát Chân ngày nay đã bị san phẳng hết. Phố Hoàng Hoa Thám là dấu tích vòng thành ngoài cùng của tường thành Thăng Long, không chỉ thời Hồng Đức mà chắc chắn có từ năm 1014, thời vua Lý Thái Tổ. Nếu cứ tiếp tục xây dựng, coi như chúng ta cố tình san phẳng nốt vòng thành thứ ba của tường thành Thăng Long”, GS sử học Lê Văn Lan.

Hôm qua, tại cuộc tọa đàm Quy hoạch và bảo tồn di sản văn hóa ở thủ đô Hà Nội, TS Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, cho biết: "Sáng hôm nay (7.5), UBND TP Hà Nội đã có thông báo tạm dừng thi công đoạn này để khảo cổ rồi mới làm tiếp. Việc xảy ra ở đoạn thành cổ này rất là đáng tiếc và hiện nay đang phải dừng lại để phục vụ cho việc khảo cổ đúng theo luật định”.

Trả lời Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL, cũng khẳng định: Văn phòng UBND TP Hà Nội đã chính thức có văn bản yêu cầu tạm dừng thi công ở đoạn đường Hoàng Hoa Thám để phục vụ công tác khảo cổ.

Trong khi đó, chiều 7.5, ông Dương Đức Thái, Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội), cho biết các đơn vị xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây đoạn cắt đường Hoàng Hoa Thám vẫn tiếp tục thi công vì hiện nay Ban quản lý dự án vẫn chưa nhận được văn bản yêu cầu tạm dừng của UBND TP.

“Quy hoạch của Thăng Long là tam trùng thành quách (ba vòng thành), vòng trong cùng là cấm thành, vòng giữa là hoàng thành, vòng ở vị trí đường Hoàng Hoa Thám hiện nay là vòng ngoài cùng.

Tiếp tục san ủi tại đoạn Hoàng thành Thăng Long ảnh 1
Bản đồ Thành cổ Thăng Long thời Hồng Đức 1490

Đoạn thành còn lại này rất có giá trị, vì cả vòng thành ngoài nằm trên trục đường La Thành - Trần Khát Chân ngày nay đã bị san phẳng hết. Phố Hoàng Hoa Thám là dấu tích vòng thành ngoài cùng của tường thành Thăng Long, không chỉ thời Hồng Đức mà chắc chắn có từ năm 1014, thời vua Lý Thái Tổ.

Nếu cứ tiếp tục xây dựng, coi như chúng ta cố tình san phẳng nốt vòng thành thứ ba của tường thành Thăng Long”, GS sử học Lê Văn Lan.

Trong một diễn biến khác, cũng chiều 7.5, Báo Thanh Niên nhận được văn bản số 2978/CV-BQL do ông Dương Đức Thái ký khẳng định: “Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị thi công và hệ thống giám sát phải có trách nhiệm quan sát.

Nếu tìm thấy di vật phải báo cáo về Ban quản lý nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy di vật liên quan đến công tác khảo cổ và cũng chưa nhận được lệnh dừng thi công từ cấp có thẩm quyền".

Một câu hỏi được đặt ra: phải chăng ông Thái lại bác bỏ hoàn toàn việc các chuyên gia của Hội Khoa học lịch sử VN và Viện Khảo cổ học VN cũng như Sở VH-TT-DL Hà Nội khẳng định đoạn đường Hoàng Hoa Thám chính là thành cổ Đại La và Hoàng thành Thăng Long thời Lê?

Bởi lẽ khi đã thấy các nhà chuyên môn cảnh báo về các tầng văn hóa vừa phát hiện ở đoạn thành cổ này thì Ban quản lý dự án giao thông đô thị phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

Theo Việt Chiến
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.