Tình yêu, thông điệp của một nền văn hóa

Tình yêu, thông điệp của một nền văn hóa
TP - Lễ khai mạc Olympic 2012 của nước Anh để lại thắc mắc: Vì sao đạo diễn chọn bảo mẫu Mary Poppins để dẹp hết đám nhân vật phản diện do phù thủy hắc ám Voldemort dẫn đầu? Nhưng, câu trả lời cũng có ngay trong đó.

> Olympic London 2012: khai mạc hoành tráng đậm chất sử thi

Là đạo diễn điện ảnh, Danny Boyle (phim Triệu phú khu ổ chuột) đã tạo nên một lễ khai mạc đậm dấu ấn văn hóa, chất điện ảnh rõ nét mang lại những hình ảnh đẹp mắt.

Kể cả người không thiên vị văn hóa cũng phải thừa nhận, màn giới thiệu nền văn hóa Anh trong lễ khai mạc rất ấn tượng, dư âm có thể sánh ngang màn “bông hoa đuốc” rực rỡ hoặc màn tái hiện cuộc cách mạng công nghiệp đưa Anh trở thành cường quốc hàng đầu của thế giới cách đây 100 năm.

Khi xem phần văn hóa, trong tôi hiện lên một câu hỏi: Tại sao Danny Boyle lại lấy Tình Yêu làm chủ đề khi giới thiệu tất cả các lĩnh vực văn hóa quan trọng nhất gồm văn học, âm nhạc, điện ảnh và cả múa,
khiêu vũ.

Khi giới thiệu một nền văn hóa, chúng ta đều hiểu rằng: Phải vừa khái quát vừa tiêu biểu. Đạo diễn Boyle thấy nước Anh đòi hỏi ông phải thu gọn cả nền văn hóa trong một từ duy nhất.

Và (theo tôi nghĩ) ông chọn: Tình yêu.

Tình yêu, chứ không phải tính nhân văn, một từ rộng hơn.

Bối cảnh để giới thiệu về nền văn học Anh là thế này: Các em nhỏ đang được chăm sóc trên giường bệnh và trở nên khỏe mạnh, đột nhiên một nhóm người ác, đều là nhân vật văn học, xuất hiện đe dọa các em: Phù thủy Voldemort, thuyền trưởng Hook, mụ Cruella chuyên bắt cóc chó đốm…

Sân vận động Olympic bỗng trở nên cực kỳ cổ tích. Bước ngoặt diễn ra khi khoảng 30 diễn viên trong vai bảo mẫu Mary Poppins, một nhân vật truyện thiếu nhi rất nổi tiếng của Anh, hạ cánh và đẩy lùi đám người ác. Từng người một, cho đến Voldemort là kẻ cuối cùng biến mất.

Câu chuyện về bảo mẫu Mary Poppins được các thế hệ thiếu nhi Anh yêu mến là bởi nhân vật này đã dìu dắt lũ trẻ nhà Banks bằng phép thuật, sự thông thái và tất nhiên là tình yêu.

Có lẽ J.K. Rowling, tác giả Harry Potter (xuất hiện trong lễ khai mạc và đọc một đoạn sách cho các em nhỏ nghe) cũng đồng ý với giải pháp này- thay vì tiêu diệt các phù thủy xấu bằng đũa phép, như cách bà giải quyết trong truyện của mình.

Trên sân khấu, cùng với các bảo mẫu Mary Poppins, là những y tá, bác sĩ Anh chăm sóc trẻ con không chỉ bằng dịch vụ y tế mà còn bằng những liệu pháp tinh thần, cụ thể là cho các em đọc sách và nghe kể chuyện. Một cách PR tuyệt vời cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng đáng tự hào của người Anh. Nhưng hãy bỏ qua tính thương mại và chú ý đến tình yêu.

Trong đầu óc của những đứa trẻ (và đạo diễn Danny Boyle cùng hàng trăm, nghìn cộng sự của ông), có lẽ tồn tại một lý thuyết đơn sơ: Khi tình yêu chiếm dụng không gian thì sự thù ghét chẳng còn chỗ tồn tại. Chẳng có gì dễ nói hơn thế, nhưng cũng chẳng có gì khó làm hơn thế.

Trong bài Mind Games năm 1973, huyền thoại âm nhạc xứ sương mù John Lennon từng hát vang câu “Make love not war” (Làm tình, không làm chiến tranh).

Cái nhìn toàn cảnh về âm nhạc và điện ảnh Anh hiện lên thông qua câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái. Họ nhìn thấy nhau trong bữa tiệc sôi động, cô gái đánh rơi điện thoại, chàng trai nhặt. Câu chuyện bắt đầu… Hành trình tìm nhau của hai người được dẫn đường chỉ lối bằng âm nhạc. The Rolling Stones.

The Beatles. Rồi Queen. Hai nhân vật chính nhảy múa và di chuyển khắp các sân khấu, trên nền nhạc của đủ các thập niên. Khung cảnh như những vũ điệu trong phim Mamma Mia phóng to.

Và, hành trình đó kết thúc bằng những cảnh hôn kinh điển của điện ảnh Anh. Cảnh hôn trong Bốn đám cưới và một đám ma xuất hiện trên màn hình lớn, làm nhiệm vụ minh họa, khi đôi trai gái trong câu chuyện trên gặp nhau, trao nhau nụ hôn đầu tiên. Chọn những nụ hôn để nói về cả nền điện ảnh, Danny Boyle cũng thật lãng mạn.

Mới đây, ca sĩ huyền thoại- Sir Elton John nói về cách con người chống lại đại dịch AIDS: “Chúng ta cần tình yêu”. Đâu chỉ trong cuộc chiến với AIDS, thực ra chúng ta cần tình yêu khi làm mọi thứ trên thế giới này.

“Nếu không thể làm lớn hơn thì hãy làm cái gì đó khác đi”, đạo diễn Danny Boyle phát biểu khi báo chí nhận xét lễ khai mạc Olympic London 2012 không hoành tráng bằng Olympic Bắc Kinh 2008.

Tình yêu thì rất cũ, nhưng tuyệt vời ở chỗ luôn có thể làm mới. Khi nước Anh không còn nhiều tài nguyên (so với 100 năm trước khi họ đứng trên đỉnh thế giới), họ hướng về con người nhiều hơn. Và con người thì phải yêu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.