Tôi bắt đầu “cháy” từ ngọn lửa Tác phẩm tuổi xanh...

Tôi bắt đầu “cháy” từ ngọn lửa Tác phẩm tuổi xanh...
Từng là cây bút đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh- báo Tiền Phong năm 1991, giờ đây nhắc tới Lê Quý Dương nhiều người lại biết đến anh là một đạo diễn trẻ mang quốc tịch úc, gốc Việt …
Tôi bắt đầu “cháy” từ ngọn lửa Tác phẩm tuổi xanh... ảnh 1
Đạo diễn Lê Quý Dương (hàng đứng, thứ nhất từ trái sang)

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tốt nghiệp trường Sân khấu điện ảnh Hà Nội, đi làm ở Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa -Thông tin) một thời gian, năm 1994 Lê Quý Dương sang Úc du học và anh hiện là Giám đốc Cty Trao đổi văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Vacep tại Úc...

Tên tuổi của anh bắt đầu được khán giả trong nước biết tới với những vở kịch dàn dựng cho sân khấu TPHCM: Bông cúc xanh trên đầm lầy, Giấc mộng đêm hè, Huyền thoại cuộc sống...

Cuối tháng 6 vừa qua, Lê Quý Dương lại gây bất ngờ cho nhiều khán giả Việt Nam khi có một sự thể nghiệm nghệ thuật độc đáo qua vở diễn Những giấc mơ bí mật của chú Tễu và Kanguru - kết hợp nghệ thuật truyền thống (múa rối, gồm rối nước, rối cạn và rối bóng) của VN và nghệ thuật sắp đặt của Úc.

Trở về Việt Nam dàn dựng đêm hội giao lưu Ngọn lửa tuổi trẻ (tổ chức tại Công viên 30/4  - TP HCM) vào hôm nay 26/8/2005, tác giả kịch bản và đạo diễn chương trình Lê Quý Dương cho biết:

Tôi đang dựng ba chương trình song song trong giai đoạn này: Đó là vở Thì thầm từ thế giới bí mật – Một thể nghiệm với Nhà hát Thế giới của Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM; Vở Chợ đời – Một thể nghiệm khác với một kịch bản tôi đã viết khi còn là sinh viên của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh đúng 15 năm trước đây.

Lê Quý Dương hiện là cố vấn chuyên môn của tổ chức bồi dưỡng và phát triển các tác  giả trẻ thế giới tuổi từ 18 đến 26  (INTERPLAY – Global Playwright Development).

Tổ chức này tổ chức Festival quốc tế 2 năm một lần với thành viên của trên dưới 30 nước tham dự.

Ban tổ chức festival năm nay mời Lê Quý Dương cố vấn chương trình cho họ và thực hiện một số buổi giảng dạy về kỹ thuật sáng tác hiện đại cho các tác giả trẻ quốc tế.

Quỹ Ford tại Hà Nội đã tài trợ cho chuyến đi này của Lê Quý Dương với mục đích chuẩn bị cho các khả năng đào tạo và phát triển các tác giả trẻ cho Việt Nam và khu vực.

Những dòng nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm thực sự làm sống lại tuổi 20 trong tôi. Một thời tuổi trẻ sống, yêu với khát khao một tương lai tươi sáng cho đất nước.

Tôi dựng vở này cho đoàn kịch trẻ của Nhà hát Kịch TP. HCM. Chúng tôi mong muốn góp số tiền từ công trình nghệ thuật này cho Bệnh xá Đặng Thùy Trâm.

Xin anh nói đôi nét về chương trình Ngọn lửa tuổi trẻ?

Chương trình gồm ba cụm chủ đề, đó là tái hiện chân dung “Thế hệ Việt Nam trong những tháng ngày chiến tranh khốc liệt”, chủ đề hai là “Cuộc gặp gỡ sau ba mươi năm” nói về những thế hệ hôm nay đang hướng về những cuốn nhật ký của các liệt sỹ, chủ đề ba là “Hiệu ứng xã hội và thế hệ Việt Nam ngày nay”, khơi dậy tinh thần Phù Đổng, nghị lực và sức mạnh Việt Nam trong thời bình.

Xuyên suốt chương trình là hình ảnh Lửa và Hoa. Chương trình có sự tham gia của người thương binh- “ca mổ ruột thừa” được nhắc tới trong trang đầu cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm - anh Huỳnh Đoàn San; họa sỹ Phạm Mùi - người bạn và là người vẽ bức chân dung bác sỹ Đặng Thùy Trâm; nhà văn Vương Trí Nhàn- người biên tập cuốn nhật ký; gia đình liệt sỹ- bác sỹ Đặng Thùy Trâm… 

Có vẻ anh rất thích lấy hình ảnh Ngọn lửa đặt tên cho các tác phẩm nghệ thuật, truyện ngắn anh đoạt giải Tác phẩm tuổi xanh cũng là...?

Truyện tôi đoạt giải Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong năm 1991 là Những ngọn lửa sẽ còn cháy mãi. Giải thưởng được một triệu đồng. Ngày đó số tiền ấy là lớn lắm! Tôi mua một món quà nhỏ tặng mẹ và rồi rủ những người bạn đi “nhậu” hết…

Tôi không mua gì cho riêng mình. Nhưng Tác phẩm tuổi xanh mang đến cho tôi ngày ấy và đến hôm nay vẫn còn là một ngọn lửa cháy lên tình yêu cuộc sống, yêu đất nước, yêu văn chương và sáng tạo.

MỚI - NÓNG