Từ ngàn chiếc nón đến “Huyền sử” trăm trứng

Từ ngàn chiếc nón đến “Huyền sử” trăm trứng
Tháng trước, TP Huế tổ chức Festival chuyên đề nghề truyền thống 2005, trong đó chọn giới thiệu, quảng bá, tôn vinh nghề thêu và nghề chằm nón.
Từ ngàn chiếc nón đến “Huyền sử” trăm trứng ảnh 1
Từ “Giàn thiên lý”

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu bỗng trở thành không gian trình diễn của nón lá Huế.

Một “giàn thiên lý” được tạo dựng bằng gần 1.000 chiếc nón lá treo trên những thân tre được dựng lên từ trước ngày khai mạc lễ hội.

Giàn thiên lý cùng chiếc nón lá khổng lồ có đường kính hơn 7m, mang trên mình hơn 100 chiếc nón lá trữ tình, lộng lẫy, hoà quyện vào nét duyên dáng của cầu Trường Tiền và của dòng Hương Giang xanh thẳm.

Giàn thiên lý là một trong những tác phẩm mới của Đinh Khắc Thịnh.

Học sơn dầu nhưng Thịnh lại có duyên với nghệ thuật sắp đặt. Festival Huế 2002 lần đầu tiên Thịnh ra mắt công chúng 3 tác phẩm: Chợ đêm, Cát đá, Vàng bướm chiêm bao.

Bộ ba tác phẩm được sắp đặt xung quanh Nghinh Lương Đình – phía trước Phu Văn Lâu. Festival Huế 2004 Thịnh treo 100 cái chổi, cũng dọc phố Nguyễn Đình Chiểu.

Từ ngàn chiếc nón đến “Huyền sử” trăm trứng ảnh 2

“Huyền sử” 100 trứng

Thịnh gọi đó là Nhịp điệu đường phố. Và bây giờ là Huyền sử 100 trứng. 100 quả trứng nằm lăn lóc ở bãi biển Lăng Cô là một điểm nhấn của Lễ hội Văn hóa du lịch Lăng Cô - Huyền thoại biển, do tỉnh TT-Huế tổ chức trong 2 ngày cuối tuần này (ngày 20, 21/8).

Đây là lễ hội đầu tiên nhằm giới thiệu những sản phẩm đặc thù gắn với vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của biển và rừng với kỳ vọng đánh thức một tiềm năng và mời gọi đầu tư vào du lịch biển, du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng ở tam giác du lịch trọng điểm: Lăng Cô-Cảnh Dương-Bạch Mã.

100 quả trứng chế tác bằng xi măng trắng, mỗi quả có đường trục 1,8m, đường kính 1,1m sẽ được bài trí trước  Resort Lăng Cô, khu vực trung tâm của lễ hội.

Những bộ sưu tập này Thịnh vẫn đang giữ bản quyền và chưa hề nhận một khoản tiền bồi dưỡng nào từ phía Ban tổ chức. Niềm vui của Thịnh là tác phẩm của mình có cơ hội ra mắt công chúng. Và có cơ hội để ... hành bạn bè.

Kỹ sư Phan Tuấn giúp anh thiết kế mặt bằng. Họa sĩ Phan Quốc Bình giúp anh thiết kế trên vi tính. Bác sĩ Bảo Hùng giúp anh phương tiện và giải pháp kỹ thuật khâu cuối cùng trên máy vi tính.

Vì chơi với Thịnh và để giúp Thịnh mà dàn vi tính của Hùng được nâng cấp, đổi mới liên tục. Toàn bộ tác phẩm của Thịnh được lưu trữ ở máy của Hùng. Họ chơi thân với nhau từ thời học phổ thông, từ thuở Thịnh còn phải vẽ tay, sưu tập tranh và chụp ảnh để cắt dán thành tác phẩm.

Thịnh nói: “Chừ có máy vi tính, lại có mấy thằng bạn cùng đam mê sắp đặt nên làm có sướng hơn. Chỉ có ý tưởng là của riêng Thịnh. Còn ra hình hài tác phẩm là của chung của cả mấy đứa. Mỗi lần thấy Thịnh bày việc ra đứa nào cũng sợ xanh mặt. Vì sợ mất thời gian với Thịnh. Thế nhưng khi bắt tay vào công việc có khi bọn bạn lại say hơn cả Thịnh...”! 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.