Tượng đài hoà bình ở miền cửu long giang

Tượng đài cây đờn kìm ở tỉnh Bạc Liêu
Tượng đài cây đờn kìm ở tỉnh Bạc Liêu
TP - Ở đồng bằng sông Cửu Long, mấy năm nay, các địa phương xây dựng nhiều tượng đài mới.

Nếu trước đây, các tượng đài theo mô-típ chiến tranh với phong cách “cổ động hóa”, đâu đâu cũng tượng người ôm súng gươm gắn với quá khứ, thì các tượng đài gần đây đã đi vào cuộc sống hoà bình xây dựng phát triển, gắn với đặc trưng kinh tế và văn hóa của từng địa phương. Phong cách thể hiện cũng đa dạng, chú trọng tính khái quát, sự sáng tạo.

Tượng đài cá ba sa ở thành phố Châu Đốc của tỉnh An Giang, một trong những tượng đài đầu tiên vùng đồng bằng sông Cưu Long thể hiện cuộc sống hoà bình. Khánh thành cuối năm 2003, được truyền thông đưa tin là “độc đáo hiếm thấy”. Cao 14 m bằng bê tông cốt thép đặt trên đế ốp đá granit, đỉnh có hình tượng cá nặng 3 tấn được bọc inox sáng chói.

Hồi đó, đồng bằng sông Cửu Long thịnh hành nuôi cá ba sa (không như sau này thịnh hành cá tra), và An Giang là xứ sở của bè nuôi cá ba sa. Riêng Châu Đốc có hơn 5.000 bè, sản lượng mỗi năm khoảng 50.000 tấn. Cá ba sa không chỉ giúp hàng vạn hộ dân thoát đói nghèo, còn góp phần hình thành những nét đặc trưng ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long.   

Tượng đài hoà bình ở miền cửu long giang ảnh 1 Biểu tượng ba dân tộc Kinh- Khmer-Hoa ở tỉnh Bạc Liêu

Cuối năm ngoái, tỉnh Đồng Tháp khánh thành tượng đài lớn nhất tỉnh, ở cửa ngõ thành phố Cao Lãnh. Tượng đài dựng từ mẫu “Anh hùng bất tử” của nhà điêu khắc Nguyễn Oanh, hình tượng một người lính uy nghi ôm bó hoa sen với những đường nét cách điệu rất đẹp, cao 16 m. Điều đặc biệt, tượng đài này gọi là tượng đài nghĩa trang liệt sĩ vì đặt trước nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Tháp, hướng ra ngã ba quốc lộ, nhưng không có bóng dáng súng gươm như thường thấy một thời. Toàn bộ tượng đài toát ra tình đất nước sâu nặng ở bó hoa sen, rất gần gũi với Đồng Tháp.

Đồng Tháp là xứ sở của sen, “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Giữa năm 2007, UBND tỉnh đã công bố biểu tượng của tỉnh là bông sen (tác phẩm của hoạ sỹ Quang Trình ở Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Tháp). Biểu tượng hình tròn, bên trong cách điệu bông sen 11 cánh tượng trưng cho một thành phố và 10 huyện thị, nhưng tổng thể bông sen lại là hình một con chim sếu đang múa (sếu đầu đỏ, loài chim quý hiếm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim), vươn lên thanh bình, thịnh vượng, môi sinh trong lành. Du lịch Đồng Tháp và nhiều ngành của tỉnh đã gắn biểu tượng bông sen với câu “thuần khiết hương sen”.

Tượng đài hoà bình ở miền cửu long giang ảnh 2 Tượng đài nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Tháp

Mới đây, ở thành phố Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu khánh thành tượng đài cây đờn kìm, nhạc cụ chủ đạo trong bốn nhạc cụ chính (kìm, tranh, cò, bầu) của nghệ thuật đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử Nam Bộ chơi theo thẩm mỹ, hoà sắc chứ không hoà thanh, dù hoà ca hay hoà tấu thì không thể thiếu đờn kìm là tiếng tơ. Tượng đài cây đờn kìm khánh thành dịp Festival Đờn ca Tài tử Quốc gia lần thứ nhất- Bạc Liêu 2014, cuối tháng 4/2014.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu chủ trương “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”, đã khánh thành nhiều công trình văn hoá khá ấn tượng. Trong đó, biểu tượng ba dân tộc Kinh- Khmer- Hoa tại Quảng trường Hùng Vương rất đáng chú ý: hình tượng “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trên thân ba gốc cây quyện chặt vào nhau này, được khắc một số mốc thời gian có ý nghĩa của tỉnh Bạc Liêu. 

Tượng đài hoà bình ở miền cửu long giang ảnh 3 Tượng đài cá ba sa ở tỉnh An Giang

Chẳng hạn, 18/12/1882 là thời điểm thành lập hạt Bạc Liêu; 01/01/1900, thành lập tỉnh Bạc Liêu; 08/10/1919, ra đời Bản Dạ cổ hoài lang của Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; 16/02/1928, xảy ra sự kiện Đồng Nọc Nạng của gia đình ông Mười Chức chấn động dư luận cả nước; 29/5/2013, điện gió ở Bạc Liêu hòa vào lưới điện quốc gia.

Tuy nhiên, trên biểu tượng cũng có những con số gây băn khoăn dư luận địa phương. Như dãy số: 6.560, 12.140, 577, 35, 11. Theo thứ tự, đó là tổng số thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVT nhân dân, tổng số tướng lĩnh các LLVT Việt Nam là người Bạc Liêu, tính đến hiện nay. Theo thời gian, những con số này sẽ thay đổi thì làm thế nào? 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.