Xét giải thưởng HCM cho cố NS Văn Chung - giới nhạc nói gì ?

Xét giải thưởng HCM cho cố NS Văn Chung - giới nhạc nói gì ?
TPCN - Trong 4 cái tên “vào chung kết” đợt xét tặng Giải thưởng HCM lần này (Văn Chung, Ca Lê Thuần, Lê Yên, Trọng Bằng), thì chỉ Trọng Bằng có cơ đoạt giải (theo tinh thần thông báo trước khi trao giải - nhằm thăm dò văn nghệ sĩ và công chúng).
Xét giải thưởng HCM cho cố NS Văn Chung - giới nhạc nói gì ? ảnh 1
Nhạc sĩ Văn Chung (người thứ 3 từ phải sang) và vở kịch “Rước ảnh Bác Hồ” do ông sáng tác (Ảnh TL gia đình)

TP thứ Bảy ra (15/7) đăng kiến nghị của gia đình nhạc sĩ Văn Chung gửi Hội đồng xét chọn Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (5 năm/lần) nên “tường tận hơn những cống hiến trong hoạt động âm nhạc của bố tôi gần 1/2 thế kỉ qua” và “cân nhắc lại một lần nữa việc tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho trường hợp của bố tôi cho công bằng và xứng đáng với tên tuổi của ông...”.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Văn Chung là một trong 4 cây đại thụ của nền âm nhạc VN thế kỉ trước, sánh ngang Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát...

Nếu sáng tác của Đỗ Nhuận thể hiện tâm hồn người đàn ông VN, người nông dân VN trỗi dậy theo Đảng thì sáng tác của Văn Chung thể  hiện tâm hồn người phụ nữ VN với những bài như: Tính hẹn cùng tình, Bà cô đi cấy, Lượn tròn lượn khéo... Ông xứng đáng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Dương Thụ: Văn Chung là một trong những tiền bối của âm nhạc VN, là một trong những người đẻ ra bài hát VN. Với tư cách công dân chứ không phải tư cách người làm nhạc,  tôi nghĩ Văn Chung xứng đáng là một trong những người đầu tiên được Giải thưởng Hồ Chí Minh. 

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc:  Giải thưởng của chúng ta nặng chính trị mà nhẹ nghệ thuật. Nghệ sĩ chân chính phải đứng trên tất cả các loại danh hiệu, giải thưởng.

Chúng ta là những  người đã lớn, không cần phát phiếu bé ngoan! Những giá trị âm nhạc còn lại của Văn Chung chỉ xứng tầm ca khúc quần chúng “Mặt trời đem ánh sáng tươi vui đến cho loài người...”.

Tuy nhiên vì Văn Chung đã mất nên tôi nghĩ Nhà nước cũng nên cân nhắc...

Một số tác phẩm tiêu biểu của Văn Chung: Quê tôi giải phóng, Trâu ơi, Hò dân cày, Gái thôn Đoài trai thôn Thượng, Tính hẹn cùng tình, Đợi anh về, Bài ca trên đường thống nhất (ca khúc), Tiếng sáo quê hương, Hương lúa (không lời), Lượn tròn lượn khéo, Lỳ và sáo, Đếm sao (thiếu nhi) ...

Nhạc sĩ Nguyễn Lưu: Nhạc sĩ Văn Chung thuộc lớp nhạc sĩ đi đầu trong sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN.

Ngoài các tác phẩm viết từ trước cách mạng, ông đã để lại những dấu ấn không thể mờ phai với các ca khúc: Bóng ai qua thềm, Lỳ và sáo, Lượn tròn lượn khéo, Từng bước đi vững chắc, Nhân dân ta anh hùng (accapella) và đặc biệt là những ca khúc đề tài nông nghiệp. Đây là thế mạnh hết sức độc đáo của một nhạc sĩ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam.

Điều cần nói thêm là không phải mọi sự tưởng thưởng trong lĩnh vực nghệ thuật hay âm nhạc nói riêng đều phải mang màu sắc hiện đại và to tát như sự ngộ nhận của một vài người. Trái lại, tính bình dân, sự phổ biến và hiệu quả mà tác phẩm của nghệ sĩ mới là thước đo giá trị lâu bền của họ.  

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.