1001 thắc mắc: E sợ cái gì mà chim mái ngày càng ít hót

Chim mái ngày càng ít hót.
Chim mái ngày càng ít hót.
TPO - Ở đa số các loài chim chỉ có con trống hót, chim mái đang mất dần khả năng này. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra căn nguyên của điều bí ẩn này.

Trong tự nhiên, các động vật khác đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách đi tiểu hoặc bằng cách cọ xát để lưu mùi hương của chúng ở khắp mọi nơi. Ngay cả con người cũng có cách đánh dấu lãnh thổ của mình - đó là xây tường, rào. Tuy nhiên, lũ chim lại không làm vậy. Chúng có cách của riêng mình - đó là hót. Lũ chim sẽ hót đi hót lại bài đó trong nhiều giờ.

Và nếu bài hát thu hút được một bạn tình trong quá trình tuyên bố lãnh thổ, điều đó càng khiến con chim trống có thêm nhiều quyền lực. "Có gần 10.000 loài chim trên thế giới và mỗi loài có cách kết đôi khác nhau".

Chim mái không có nhiều nhu cầu về bảo vệ lãnh thổ hay thu hút bạn tình như chim trống. Tuy nhiên, việc chim mái ít hót một cách bất thường - thậm chí ở một số loài chim mái còn hoàn toàn không hề biết hót - khiến các nhà khoa học băn khoăn tìm lời giải.

Nghiên cứu của tiến sỹ Karan Odom thuộc Đại học Maryland, Baltimore (Mỹ) đã giúp chúng ta hiểu được bản chất của vấn đề này.

Theo ông Odom và các đồng sự, nguyên nhân là chim mái thường xuyên phải ở trong tổ ấp trứng. Nếu cất tiếng hót, chúng sẽ thu hút các loài thú săn mồi tìm đến. Và khi đó, không chỉ tính mạng của chúng mà cả trứng và những đứa con nhỏ cũng sẽ gặp nguy hiểm.

Vì sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn?

Loài chim biển Fratercula cirrhata là hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng, sống thành đàn đông đúc trên bờ Bắc Thái Bình Dương. Ở Nga, chúng được tìm thấy ở Kamchatka, Chukotka, Sakhalin, Kuril và các đảo Commander.

1001 thắc mắc: E sợ cái gì mà chim mái ngày càng ít hót ảnh 1 Chim hải âu cổ rụt

Loài hải âu này có kích thước bằng một con quạ, nhưng nổi bật nhờ một cái mỏ lớn màu đỏ. Thức ăn chính là cá nhỏ và chúng thường bay ra biển khơi để kiếm ăn.

Công bố kết quả nghiên cứu trên Journal of Experimental Biology, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để theo dõi sự trở về của những con hải âu cổ rụt từ chuyến bay, ghi lại nhiệt lượng do chim tạo ra.

Trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh, nhiệt độ của mỏ chim đã giảm 5°C (từ 25°C xuống 20°C), trong khi nhiệt từ lưng chim hầu như không thay đổi. Mỏ chim chiếm 10-18% tổng lượng trao đổi nhiệt, mặc dù diện tích của mỏ chỉ bằng 6% tổng diện tích cơ thể của con chim.

Theo giáo sư Kyle Elliott ở Đại học McGill, mỏ đã trở thành một công cụ tiến hóa để làm mát chim trong chuyến bay. Trong suốt chuyến bay, sự giải phóng năng lượng ở chim tăng lên đáng kể. Như được phát hiện qua các nghiên cứu về các loài chim mỏ lớn, trong chuyến bay, mức tiêu thụ năng lượng của chúng cao hơn 31 lần so với lúc nghỉ ngơi. Điều này tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Tác giả chính của công trình nghiên cứu Hannes Schraft nói rằng các loài chim này toả ra nhiều nhiệt trong chuyến bay như một chiếc đèn sợi đốt.

Cơ thể của chim được cách nhiệt tốt nhờ lớp lông, điều này là cần thiết cho chúng khi lặn xuống nước của đại dương, vì vậy, mỏ phục vụ cho điều chỉnh nhiệt. Giáo sư Kyle Elliott chia sẻ rằng kết luận trên xác nhận ý tưởng rằng sự điều hòa nhiệt độ cơ thể đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành tiến hóa mỏ ở một số loài chim.

Đây cũng là một ví dụ về sự cân bằng, khi cấu trúc bên ngoài được củng cố để thực hiện một chức năng mới. Theo cách tương tự, đôi tai của loài thỏ sống trên sa mạc đã trở nên lớn hơn để giúp chúng hạ nhiệt.

 Clip nguồn youtube

MỚI - NÓNG