1001 thắc mắc: Vì sao rồng Komodo cái 'đoản mệnh' hơn con đực?

1001 thắc mắc: Vì sao rồng Komodo cái 'đoản mệnh' hơn con đực?
TPO - Trong thế giới loài rồng Komodo, một loài thằn lằn ăn thịt khổng lồ, con cái thường chỉ có tuổi thọ 31 năm, trong khi con đực lại có tuổi thọ trung bình cao gấp đôi

Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất. Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật. Có những thông tin (nhưng chưa được kiểm chứng) rằng có loài rồng Komodo sống ở các khu rừng nhiệt đới phía bắc Australia với kích thước lớn gấp 3 lần rồng Komodo ở Indonesia, tức dài gần 10m.

Các nhà khoa học  đã phát hiện những hóa thạch của loài rồng Komodo ở bang Queenland (Australia) và chúng được cho là đã biến mất cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần rồng komodo hiện nay đang sinh sống.

1001 thắc mắc: Vì sao rồng Komodo cái 'đoản mệnh' hơn con đực? ảnh 1

Vì sao rồng Komodo cái “đoản mệnh” hơn con đực?

Lý giải hiện tượng này, một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu 400 cá thể rồng Komodo từ năm 2002-2010 ở miền đông Indonesia.

Kết quả cho thấy, các con đực và con cái cùng kích cỡ cơ thể khi đến tuổi trưởng thành về giới tính, vào lúc khoảng 7 tuổi. Nhưng về sau con cái phát triển chậm hơn và chỉ dài khoảng 1,2 mét, nặng 22kg. Còn con đực dài 1,6 mét và nặng 65kg.

Tốc độ tăng trưởng này có thể được xem như một sự thích nghi tiến hóa để đảm bảo hoạt động sinh sản được thành công. Các con cái thường nhỏ hơn do chúng dồn năng lượng vào sản xuất trứng, làm tổ và bảo vệ tổ. Trong khi con đực to lớn để có thể cạnh tranh với các con đực khác trong cuộc giành giật bạn tình và lãnh thổ.

Tuy nhiên, chính việc đầu tư vào sinh sản của con cái đã dẫn tới sự khác biệt lớn về tuổi thọ của nó với con đực. “Trong quá trình đẻ trứng và làm tổ kéo dài suốt 6 tháng, con cái giảm cân rất nhiều và suy nhược cơ thể trầm trọng”, Tim Jessop, một nhà động vật học tại Đại học Melbourne cho biết.

Mặc dù hiện nay rồng Komodo có khoảng 5.000 cá thể còn sống trong tự nhiên, nhưng chỉ có 350 con cái giống còn sống. Các con cái chết sớm làm tăng thêm tính khốc liệt trong cạnh tranh của các con đực và gây ra tình trạng lưỡng tính ở loài này. Vì thế, rồng Komodo đang được xếp vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng.

1001 thắc mắc: Vì sao rồng Komodo cái 'đoản mệnh' hơn con đực? ảnh 2

Hai trong số ba con rồng Komodo con được sinh sản đơn tính từ con mẹ Charlie. (Ảnh: Vườn thú Chattanooga).

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Rồng Komodo - loài bò sát lớn nhất thế giới - có khả năng sinh con mà không cần tới sự thụ tinh từ con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, và việc sinh sản đơn tính này chỉ xuất hiện ở khoảng 70 loài động vật có xương sống.

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Theo CNN, mặc dù Charlie đã được ghép đôi với một con đực có tên là Kadal với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản hữu tính, nhưng cuối cùng thì không hiểu lý do gì mà Charlie lại sinh ra 3 con con thông qua quá trình sinh sản đơn tính, tức là không cần sự tham gia của một con đực. 

Rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ, trong khi rồng Komodo đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ. Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ, nhưng vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ - tức là đều là những con đực.

Trứng rồng sẽ to lên theo thời gian

Khác với các loài khác, trứng của rồng dai và dính như cao su và to lên khi rồng con bên trong phát triển. Mỗi lần con cái thường để 20 trứng ở trong tổ đã được vùi cát.

Điều ngạc nhiên nữa là, lúc trứng gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ. Và nó mất khoảng 8 tháng để rồng con trong trứng phát triển và nở vào tháng 4 hàng năm.

Rồng con chui ra ngoài bằng cách sử dụng chiếc răng sắc nhọn đặc biệt có tên gọi là “răng trứng” và chiếc răng này sẽ gãy ngay khi rồng bắt đầu cuộc sống tự do. Ngay khi chào đời, nó không được bảo vệ bởi bồ mẹ và phải tự đi kiếm ăn. Do vậy mà đa số bị ăn thịt bởi kẻ thù.

Video rồng Komodo ăn tươi nuốt sống khỉ gây sốc:

MỚI - NÓNG