Có gì trong hệ thống lá chắn tên lửa khiến Nga tự tin đón hỏa lực Mỹ?

Hệ thống S-400 của Nga triển khai tại căn cứ Hmeymim. Ảnh: Sputnik
Hệ thống S-400 của Nga triển khai tại căn cứ Hmeymim. Ảnh: Sputnik
TPO - S-400, S-300VM, Buk-M2, Pantsir S1 là những cái tên có thể khiến Nga tự hào về hệ thống lá chắn tên lửa dày đặc mà nước này triển khai ở Syria.

Tháng 4/2017, Mỹ phóng 59 quả tên lửa Tomahawk nhằm vào Syria dựa trên cáo buộc quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học.

Một năm sau đó, Mỹ lại tiếp tục đe dọa tiến hành các biện pháp quân sự chống lại Syria, sau khi cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar Assad dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường ở Douma hôm 7/4.

Dù vậy, theo RT, tình hình hiện tại có vẻ căng thẳng hơn, khi Nga trực tiếp đe dọa sẽ chống trả cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria.

Quyết tâm của Nga có cao hay không thì chưa rõ, bởi mới đây, Nga không có động thái đáp trả vụ tấn công của Israel nhằm vào Syria.

Tuy nhiên, khả năng quân sự của Nga tại Syria, cũng như việc số vũ khí này có đủ để bảo vệ Syria khỏi cuộc tấn công của Mỹ hay không, thì rõ ràng là vấn đề không cần bàn cãi.

Theo RT, quân đội Nga hiện có 2 căn cứ chính ở Syria, là căn cứ không quân Khmeimim gần thành phố cảng phía bắc Latakia, và căn cứ hải quân ở Tartus, phía bắc bờ biển Syria.

Cả hai căn cứ này đều được trang bị tên lửa đất-đối-không tầm xa, bao gồm các hệ thống S-400 được triển khai gần Khmeimim, và hệ thống S-300VM được triển khai để bảo vệ Tartus.

Hai hệ thống đều có phạm vi hoạt động lên đến 400 km, tùy thuộc vào loại tên lửa sử dụng, và được xem là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa tốt nhất thế giới hiện nay.

Bổ sung vào hệ thống đánh chặn này, là các hệ thống phòng thủ tầm ngắn hơn, bao gồm cả Buk-M2 tầm trung và Pantsir S1 tầm ngắn.

Các hệ thống này có nhiệm vụ tạo ra nhiều lớp lá chăn khác nhau, bảo vệ các khu vực trọng yếu khỏi bất kì mối đe dọa nào, từ máy bay không người lái được trang bị vũ khí, máy bay tầm thấp đến tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Có gì trong hệ thống lá chắn tên lửa khiến Nga tự tin đón hỏa lực Mỹ? ảnh 1

Hệ thống Buk-M2. Ảnh: Sputnik

Điểm yếu của hệ thống phòng không tầm xa của Nga là việc phát hiện mục tiêu, đòi hỏi phải có thêm radar.

Tuy nhiên, ở Syria, đây không phải là một vấn đề đáng ngại, bởi Nga có thể sử dụng máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (Airbone Warning and Control System - AWACS) và máy bay cảnh báo sớm A-50.

Ngoài ra, hệ thống phòng không của Nga còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực của các khí tài Liên Xô cũ, hiện đang được sử dụng bởi quân đội Syria.

Có gì trong hệ thống lá chắn tên lửa khiến Nga tự tin đón hỏa lực Mỹ? ảnh 2

Máy bay A-50. Ảnh: Wikipedia

Trong trường hợp xảy ra không kích, Mỹ có thể sẽ tìm cách áp đảo hệ thống phòng thủ của Nga với một loạt tên lửa hiện đại, nhưng với lớp lá chắn dày đặc, sức phá hủy của cuộc tấn công cũng sẽ giảm đáng kể.

Về phần mình, Nga cũng có thể tạo ra mối đe dọa không nhỏ đối với các tàu khu trục và tàu ngầm Mỹ hiện đang được triển khai ở Địa Trung Hải.

Tấn công các mục tiêu này bằng vũ khí hạng nặng có thể khiến xung đột gia tăng, nhưng Nga hoàn toàn có thể sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử để gây nhiễu sóng tàu Mỹ, làm rối loạn khả năng phát hiện mục tiêu, khả năng định hình về địa lý hoặc tác động đến hệ thống chiến đấu Aegis.

Bằng cách này, Nga dù có thể chỉ làm cho quân đội Mỹ thiệt hại rất nhỏ, nhưng chắc chắn vẫn sẽ khiến việc phá hủy mục tiêu tại Syria của Mỹ trở nên khó khăn gấp bội.

Có gì trong hệ thống lá chắn tên lửa khiến Nga tự tin đón hỏa lực Mỹ? ảnh 3 Khí tài quân sự dự kiến sẽ được các nước huy động nếu chiến tranh Syria nổ ra.
Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.