Mẫu tiêm kích 'ký sinh' trên oanh tạc cơ Mỹ

Chiếc XF-85 trước khi được gắn lên máy bay mẹ. Ảnh: Wikipedia.
Chiếc XF-85 trước khi được gắn lên máy bay mẹ. Ảnh: Wikipedia.
Tiêm kích XF-85 Goblin được oanh tạc cơ chiến lược mang theo bên mình để bảo vệ máy bay mẹ trước mối đe dọa từ đối phương.

Trong những năm cuối Thế chiến II, các oanh tạc cơ tầm xa có khả năng thực hiện hành trình dài tới 5.000 km, vượt xa khả năng hoạt động của tiêm kích hộ tống. Nếu không được tiêm kích yểm trợ, máy bay ném bom rất dễ bị chiến đấu cơ đối phương tấn công, buộc không quân Mỹ đưa ra ý tưởng chế tạo oanh tạc cơ chở "tiêm kích ký sinh", theo War History.

Dự án này được quân đội Mỹ đặt hàng vào năm 1942, nhưng tới năm 1948, mẫu tiêm kích ký sinh đầu tiên mang tên XF-85 "Goblin" (Yêu tinh) mới bay thử lần đầu tiên.

Theo thiết kế, XF-85 sẽ được thả từ giá treo dưới bụng một oanh tạc cơ EB-29B. Tuy nhiên, ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên, XF-85 bị thả quá sớm từ độ cao 12 mét, khiến chiếc tiêm kích bị thiệt hại đáng kể, nhưng không có thương vong.

Sau đó, Edwin Schoch trở thành phi công thử nghiệm thực hiện chuyến bay thành công đầu tiên của XF-85, khi được thả từ chiếc EB-29B ở độ cao 6.000 m và đạt vận tốc 400 km/h.

Chiếc Goblin đã chứng tỏ khả năng tự tách khỏi máy bay mẹ, nhưng gặp vấn đề với việc kết nối trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ. XF-85 rất nhạy cảm với rung động từ oanh tạc cơ và nhiễu động không khí tạo ra giữa hai máy bay. Sau 4 lần thử kết nối thất bại, Schoch buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Phi công này sống sót, nhưng nguyên mẫu XF-85 bị hư hỏng nghiêm trọng.

7 chuyến bay thử được thực hiện sau sự cố này, nhưng tất cả đều kết thúc bằng việc phi công Schoch phải hạ cánh máy bay bằng bụng và may mắn thoát chết. Những thất bại này dẫn tới việc không quân Mỹ hủy bỏ dự án, sau khi ứng dụng nhiều đề xuất thay đổi thiết kế, bao gồm cả việc lắp cánh tam giác nhưng không thành công.

Dù dự án XF-85 bị hủy bỏ, kết quả thu được từ những chuyến bay thử đã được không quân Mỹ sử dụng cho các mẫu tiêm kích thử nghiệm khác như MX-106 "Tip Tow", dự án Fighter Conveyor (FICON) và "Tom-Tom." Trong số này, chỉ có FICON được biên chế trong giai đoạn 1955-1956, trước khi bị loại bỏ vì không có tính khả thi.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.