Những loại vũ khí Nga có thể đáp trả nếu Mỹ tấn công quân sự Syria

Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
TPO - Trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội Nga sẽ phá hủy các tên lửa, tàu chiến và máy bay mà Mỹ và đồng mình dùng để thực hiện các chiến dịch tại Syria nếu cuộc tấn công nhằm quốc gia Trung Đông này đe dọa tính mạng của các binh sỹ Nga đang đồn trú tại đây.

Câu hỏi đặt ra quân đội Nga sẽ đáp trả Mỹ và đồng minh bằng những các loại phương tiện chiến tranh nào?

Lực lượng phòng không

Lực lượng phòng không được coi là con át chủ bài của quân đội Nga trong việc chống lại các đòn tấn công quân sự của Mỹ và đồng minh vào Syria.

Đặc biệt, đối với Nga và chính quyền Tổng thống Syria Assad, tác chiến phòng không được cho là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành bại trong việc chống lại các đòn tiến công đường biển và đường không của Mỹ và đồng minh.

Hiện tại, Nga đã điều động toàn bộ hệ thống phòng không hiện đại nhất của mình tới chiến trường Syria. Trong đó nổi bật nhất là hệ thống phòng không S-400, S-300, Hệ thống phòng thủ tên lửa duyên hải Bastion, hệ thống tên lửa đất đối không Buk M2, tên lửa Pantsir S-1.

Hệ thống phòng không đất đối không S-400. Đây là hệ thống tên lửa cơ động tân tiến được lắp trên xe tải này được triển khai để bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria và căn cứ hải quân Tartus. Tính cơ động của hệ thống này đồng nghĩa với việc chúng có thể dễ dàng và nhanh chóng được triển khai tại các khu vực khác. 

Được thiết kế để bắn hạ các máy bay quân sự, tên lửa và máy bay không người lái, hệ thống ra đa của S-400 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600km. Mỗi xe tải có thể mang 4 tên lửa với tầm bắn khác nhau và các tên lửa có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc. 

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặc biệt lưu tâm tới loại vũ khí tối tân này dù khả năng của S-400 chưa từng được thử nghiệm trong các cuộc xung đột thực sự. Với khả năng tấn công và làm chệch hướng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, nhiều người đang đặt dấu hỏi rằng liệu Moscow có đủ tên lửa đánh chặn triển khai ở Syria để đối phó với các đợt tấn công rầm rộ hay không.

Hệ thống phòng thủ tên lửa duyên hải Bastion đang được triển khai tại căn cứ hải quân Tartus hoặc gần đó, là hệ thống phòng thủ đất đối đất và đất đối hạm cơ động khá tân tiến. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết hệ thống này có thể tấn công mục tiêu trên biển ở khoảng cách 350km và mục tiêu trên đất liền cách đó 450km. Nga từng dùng hệ thống này trong các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng nổi dậy tại Syria hồi năm 2016. Cũng có nguồn tin cho biết quân đội Syria đã mua các hệ thống Bastion từ Nga. 

Tên lửa Pantsir S-1 là tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung, cũng được lắp trên xe tải. Đây là loại vũ khí phòng không được cả quân đội Nga và quân đội chính quyền Syria sử dụng. Tên lửa Pantsir S-1 được Nga triển khai tại khu vực gần căn cứ Hmeymim và Tartus. Các tên lửa này đã từng được sử dụng tại Syria và có thể bắn hạ cả tên lửa hành trình. 

Syria được cho là sử dụng nhiều hệ thống phòng không do Nga sản xuất, trong đó có hệ thống tên lửa đất đối không Buk M2, hệ thống này có thể đối phó với tên lửa hành trình, máy bay và máy bay không người lái. 

Theo một quan chức quân sự Nga, quân đội nước này đang đẩy mạnh sự hiện diện về mặt quân sự tại phía Đông Địa Trung Hải và có thể sử dụng các hệ thống rađa lắp đặt trên tàu biển để xác định và lần theo dấu vết của mọi tên lửa nhằm vào Syria, sau đó chuyển thông tin cho các hệ thống phòng không như S-400. 

Lực lượng mặt nước

Theo nhiều nguồn tin quân sự tiết lộ, hiện tại hải quân Nga có hơn 10 tàu chiến và tàu hậu cần các loại đang triển khai ngoài khơi Địa Trung Hải và khu vực gần bởi biển Syria.

Trong số này có tàu ngầm và các tàu khu trục như Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen, được trang bị tên lửa hành trình. Theo một chính trị gia người Nga và qua phân tích ảnh chụp vệ tinh, hầu hết các tàu đã rời khỏi căn cứ hải quân Tartus “vì lý do an toàn”. 

Nhật báo Kommersant cho biết các tàu này đang tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật gần bờ biển Syria, một sự kiện nhằm phô trương sức mạnh. 

Báo này cho biết máy bay Il-38N, “sát thủ” săn tàu ngầm, cũng tham gia các cuộc diễn tập. 
Ngoài ra, lực lượng hải quân Nga đóng tại các căn cứ của Nga ở Syria còn có tàu chiến LSTM Minsk 127 lớp Ropucha của Hạm đội Baltic Hải quân Nga. Hiện tại, tàu chiến Minks 127 đang neo đậu tại cảng Tartus, nơi đặt căn cứ kỹ thuật của Nga tại Tây Syria.

Ngoài ra, nhiều tàu cỡ lớn chở vũ khí của Nga cũng đã được điều động tới Syria và một tàu đổ bộ hải quân gần đây đã quá cảnh ở eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lực lượng không quân

Nhiều tin quân sự cho biết, ước tính Nga có hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tại căn cứ không quân Hmeymim. Ngoài ra, Nga cũng sử dụng một căn cứ khác tại Syria để cất giữ các máy bay trực thăng có trang bị súng máy. 

Với số lượng lớn máy bay như vậy Moscow có thể huy động các máy bay ném bom chiến lược tầm xa xuất phát từ Nga để tiến hành các chiến dịch và tấn công tên lửa hành trình bằng vũ khí lắp đặt trên các tàu đang triển khai ở Biển Caspi.

Nếu Mỹ và đồng minh tấn công quân sự Syria và các lợi ích của Nga tại đây, chính quyền Moscow có thể đáp trả bằng cách tấn công Mỹ cùng các căn cứ của đồng minh bằng tên lửa hành trình Kh-101 trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160, cũng như tên lửa hành trình Kalibr phóng từ biển.

Theo tin tức từ trang Defence Blog, trước bối cảnh này Bộ Quốc phòng Nga đã đề nghị Iran cho sử dụng sân bay Hamedan để triển khai các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng (có thể là Tu-22M3 hoặc Tu-95MS, cùng máy bay tiếp dầu Il-78), và sử dụng địa điểm này làm nơi tiếp nhiên liệu cho dàn chiến đấu cơ dự kiến sẽ được triển khai sớm tới Syria.

Như vậy, bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ và đồng minh nhằm vào các căn cứ không quân và hải quân Nga tại Syria đều sẽ kéo theo hệ lụy thảm khốc. Bởi theo nhiều chuyên gia quân sự Nga, nước này hoàn toàn có đủ khả năng để chống lại các cuộc tấn công từ Mỹ bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.