Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma
TPO - Ngày 13/3, tại Đà Nẵng, hàng trăm người dân, tăng ni phật tử cùng cựu cán bộ chiến sỹ bộ đội Trường Sa đã thành kính tổ chức lễ cầu siêu tâm linh 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma (14/3/1988) và các liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa.

Cách đây 30 năm (ngày 14/3/1988), tàu Trung Quốc với phương tiện và vũ khí, đã nổ súng cưỡng chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), 64 cán bộ chiến sỹ của Hải quân Việt Nam đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 1

 Đông đảo người dân, thân nhân các liệt sĩ, cùng tăng ni phật tử có mặt tại lễ cầu siêu. Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 2

Những bộ áo quần Hải quân bằng giấy cho 64 chiến sỹ hi sinh tại đảo Gạc Ma được chuẩn bị tại lễ cầu siêu. Ảnh Nguyễn Thành

Ngày 14/3/1988, tàu HQ 605 thuộc lữ đoàn vận tải 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ đảo Đá Đông cơ động đến đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân tàu 605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3/1988 và cắm cờ Việt Nam trên đảo san hô này.

Thực hiện nhiệm vụ giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3 tàu HQ 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ 505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với 2 tàu 505,604 có hai phân đội thuộc Trung đoàn công binh 83 và lữ đoàn 146 (vùng 4 Hải quân) cùng 4 chiến sỹ đo đạc và biên vẽ hải đồ (đoàn 6) thuộc Bộ tham mưu Hải quân.

Sau khi 2 tàu thả neo được 30 phút thì phát hiện tàu Hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ phía đảo Huy Gơ chạy về phía đảo Gạc Ma, có lúc hai bên chỉ cách nhau 500m. Lúc 17h ngày 13/3/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ 604 dùng loa gọi sang bắt ta phải rời khỏi đảo, song hai tàu 604 và 505 vẫn kiên trì neo đậu để giữ đảo. Tàu Trung Quốc liên tục chạy quanh đảo để uy hiếp tàu của ta.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 3

Những bài vị của các chiến sĩ đã hi sinh tại Gạc Ma, bên cạnh cạnh là những bộ áo quần hải quân tượng trưng tại lễ cầu siêu. 

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 4

Các cựu cán bộ chiến sỹ Bộ đội Trường Sa, cùng đồng đội của 64 liệt sĩ tại lễ cầu siêu. Ảnh Nguyễn Thành

Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, Bô tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho các thuyền trưởng chỉ huy bộ đội ta quyết giữ đảo Gạc Ma và Cô Lin. Đồng thời, lực lượng công binh khẩn trương thả xuồng, vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma và cắm cờ Tổ quốc lên đảo.

Lúc này, phía Trung Quốc điều thêm 2 tàu Hộ vệ của hạm đội Hải Nam có trang bị pháo 100mm tiến đến yêu cầu các chiến sỹ và tàu của ta phải rút khỏi đảo Gạc Ma nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên trì bám và giữ đảo. Quân Trung Quốc bất ngờ nổ sung nả pháo làm tàu 604 của ta hư hỏng nhiều chỗ và chìm xuống biển, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và Phó lữ đoàn trưởng chỉ huy Trần Đức Thông cùng một số cán bộ chí sĩ trên tàu hy sinh tại đảo Gạc Ma.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 5

Đồng đội thắp hương khấn cầu linh hồn các chiến sĩ siêu thoát tại buổi lễ. Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 6

Cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống (Nhơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) một trong số 9 cán bộ, chiến sỹ bị Trung Quốc bắt giữ sau ngày 14/3/1988 thắp hương cho đồng đội. Ảnh Nguyễn Thành

Cuộc đụng độ, xung đột diễn ra cả ngày 14/3/1988, các cán bộ chiến sỹ đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. 64 cán bộ, chiến sỹ dũng cảm đương đầu với Trung Quốc đến hơi thở cuối cùng. Các anh đã anh dũng hi sinh, nhiều người thi thể mãi mãi nằm lại với Gạc Ma thân yêu.  Có 9 cán bộ chiến sỹ của ta bị Trung Quốc bắt giữ và mấy năm sau mới trao trả.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 7

Cựu binh Gạc Ma Lê Văn Đông (Bố Trạch, Quảng Bình) chắp tay khấn nguyện cho đồng đội của mình. Năm xưa anh và 8 chiến sỹ khác bị Trung Quốc bắt giam, gia đình tưởng anh đã hi sinh nên đã lập bàn thờ để thờ cúng. Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 8

Sau 30 năm, câu chuyện về Gạc Ma và sự hi sinh của đồng đội, vẫn khiến ông Đông nghẹn ngào cảm xúc. Ông kể, nhiều đêm ông vẫn năm mơ thấy đồng đội, anh em chiến sĩ của mình.  Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 9

Cựu binh Lê Minh Thoa lặn lội từ thành phố Quy Nhơn, Bình Định cũng có mặt tại buổi lễ. Ảnh Nguyễn Thành

Clip Cựu binh Gạc Ma Lê Văn Đông nghẹn ngào nhắc đến đồng đội đã hi sinh.  

Có mặt tại lễ cầu siêu, ông Lê Văn Xuân (bố của liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) nghẹn ngào khấn cầu linh hồn của con trai cùng 63 đồng đội được siêu thoát ở cõi vĩnh hàng. Sau 30 năm, ông Xuân vẫn chưa quên được cảm xúc đau lòng khi loa phóng thanh phát bản tin có con mình hy sinh trong trận chiến. Người cha ấy, dù đau thoắt lòng khi đưa con trai đầu ngã xuống nhưng vẫn cố lấy lại bình tỉnh để chạy về nhà báo tin cho vợ và con.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 10

Ông Lê Văn Xuân tại buổi lễ cầu siêu cho con và đồng đội. Nỗi đau mất con sau 30 năm vẫn còn in hằn trên khuôn mặt người cha già khắc khổ. Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 11

Nén nỗi đau, 30 năm qua ông Xuân vẫn căn dặn con cháu rằng: phải biết noi gương người đi trước, đã ngã mình vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh Nguyễn Thành

“Con trai tôi đã ngã xuống vì chủ quyền của Tổ quốc. Xanh đã dành cả tuổi thanh xuân để chiến đầu giữ đảo, đó là niềm tự hào của cả gia đình và dòng tộc. Truyền thống bao đời, người lớp trước ngã xuống lớp sau lại đứng lên, tôi luôn căn dặn con cháu mình phải lấy sự hi sinh của Xanh và đồng đội để làm gương, sống và học tập, chiến đấu sao cho xứng đáng” ông Xuân tâm sự.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 12

 30 năm, khoảng thời gian dài những không thể xóa mờ nỗi đau của thân nhân những chiến sỹ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Trường Sa thân yêu. Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 13

Giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt một thân nhân khi tên người thân của mình là liệt sỹ được xướng lên tại lễ cầu siêu. Thời gian có thể xóa mờ nhiều thứ, nhưng nỗi đau mất người thân thì sẽ mãi không phai mờ. Ảnh Nguyễn Thành

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 14

Bà Lê Thị Lan, mẹ của Liệt sỹ Nguyễn Hữu Lộc (Đà Nẵng) hi sinh ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma. Trước lúc ra đảo Gạc Ma, anh Lộc vẫn còn đi bán kem. Khi loa phóng thanh kêu gọi, anh vội vàng chạy về, cũng chẳng kịp chia tay với anh em, bạn bè. Lúc đó mẹ Lan chỉ kịp dặn con trai: "Con đi vì đất nước thì phải cố gắng hết mình".

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 15 Hàng năm, đã thành lễ, cứ đúng dịp 14/3, anh em đồng đội lại tựu về Đà Nẵng để tưởng niệm đồng đội đã hi sinh. Đây cũng là dịp để đồng đội năm xưa cùng gặp mặt, giao lưu, ôn lại những kỷ niệm một thời trai trẻ. Ảnh Nguyễn Thành
Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 16 Những cái bắt tay ấm tình đồng đội. Những vết thương năm xưa vẫn còn in hằn trên thân thể của những người may mắn sống sót sau ngày 14/3/1988. 
Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 17 Tinh thần đồng đội, thương yêu đùm bọc đã giúp những người lính năm xưa vượt qua thương tật, khó khăn cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh của đồng chí, đồng đội. Ảnh Nguyễn Thành
 Clip: Lễ cầu siêu 64 liệt sỹ Gạc Ma
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.