16 năm sau ngày 11 tháng 9: Mỹ vẫn loay hoay chống khủng bố

16 năm sau ngày 11 tháng 9: Mỹ vẫn loay hoay chống khủng bố
TPO - Ba đời tổng thống Mỹ gần nhất W.Bush, Barack Obama và Donald Trump hiện nay đều coi chống khủng bố là một trong những nội dung cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Washington. Tuy nhiên, 16 năm đã trôi qua kể từ sự kiện 11/9, nước Mỹ vẫn loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố.

Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động

Ngày 7/10/2001, tức là chỉ 34 ngày sau sự kiện 11/9, liên quân do Mỹ đứng đầu đã phát động cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố khét tiếng lúc bấy giờ là al-Qaeda và Taliban.

Cuộc chiến được xem là cuộc báo thù của Mỹ đối với thảm họa 11/9. Động thái này đánh dấu một mốc khởi đầu của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Đồng thời kéo theo một loạt các quốc gia vào guồng máy quân sự do Mỹ phát động.

Đến ngày 29/12/2014, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Obama đã tuyên bố kết thúc cuộc chiến tại Afganistan.

Ngày 7/9/2017, quan chức Mỹ tiết lộ, Mỹ sẽ tăng thêm 3.500 quân tới chiến trường Afganistan. Một khi điều này được thực thi, điều đó đồng nghĩa với việc số lượng quân Mỹ trên chiến trường khốc liệt này sẽ tăng lên khoảng 14.500 người

Quyết định này đã được đưa ra sau cuộc hội đàm bí mật giữa Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford 

Ngày 31/8, phát biểu tại Lầu Năm góc, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, ông đã ký mệnh lệnh điều thêm lĩnh Mỹ tới chiến trường Afganistan. Tuy nhiên, lúc đó ông James Mattis lại không tiết lộ số lượng là bao nhiêu. Ông James Mattis nói số lượng tăng mới này chủ yếu bao gồm các cố vấn quân sự và nhân viên kỹ thuật, với mục đích

Trong khi đó, một số quan chức Mỹ tỏ ra hoài nghi về quyết định tăng thêm binh sĩ Mỹ tới Afganistan. Bởi vì, theo họ bất kỳ con số nào nghe có vẻ khả quan đều không thể xoay chuyển được một thực tế đó là, điều này càng không thể mang lại sự ổn định và an ninh.

Kể từ khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tại Afganistan từ sau sự kiện 11/9/2001 đến nay, đã có khoảng 2.300 lĩnh Mỹ tử vọng và hơn 17.00 lính Mỹ bị thương tại chiến trường khốc liệt này.

Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tại Afgnistan, cục diện an ninh tại quốc gia Nam Á này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thâm chí còn có xu hướng xấu hơn.

Theo số liệu thống kê của quân đội Mỹ, tính đến ngày 20/2/2017, chính phủ Afganistan chỉ kiểm soát được khoảng 60% trong tổng số 407 khu vực thuộc Afganistan, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2016. Tình trạng này đã gây cản trở nghiêm trọng tới công cuộc tái thiết Afganistan.

Càng chống càng khủng bố

16 năm đã trôi qua và nước Mỹ vẫn đang loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ đã chi nhiều tỷ USD cho cuộc chiến chống khủng bố, và cũng đã có hàng trăm nghìn người thiệt mạng vì bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực.

Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, chính quyền của ông Trump vẫn chưa thoát khỏi căn bệnh cố hữu "trọng quân sự, khinh ngoại giao" trong cuộc chiến chống khủng bố. Kết quả là càng chống càng khủng bố,  bạo lực càng lan rộng, và người dân thế giới vẫn cảm thấy không an toàn.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu chính quyền của ông Trump không thay đổi cách tiếp cận "cứng nhắc" đối với chính sách chống khủng bố, nước Mỹ sẽ khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn "càng chống càng bị khủng bố".

Mỹ đã bị "sa lầy" nhiều năm ở chiến trường Afghanistan và Iraq, còn Trung Đông trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Tuy Mỹ và liên quân đã tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden, làm suy yếu phần nào mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, lật đổ chế độ Taliban, giành nhiều thành quả trong cuộc chiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng thực tế Mỹ vẫn không thể tiêu diệt tận gốc những mối nguy này.

Hiểm họa từ Taliban và al-Qaeda vẫn còn đó. Hiện nay Taliban vẫn tổ chức các hoạt động phiến loạn tại Afghanistan, trong khi al-Qaeda có xu thế chia thành những nhóm nhỏ, hoạt động tinh vi hơn, với tư tưởng cực đoan và phạm vi hoạt động mở rộng sang tận Trung và Nam Á.

Bên cạnh đó, Mỹ và thế giới lại tiếp tục phải đối mặt với một nguy cơ lớn hơn nhiều, đó là cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Từng là một nhánh của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, song mức độ nguy hiểm và tư tưởng cực đoan của nhóm này còn lớn hơn nhiều. Chính phủ Mỹ và phương Tây đều phải thừa nhận, đây là một mối nguy hiểm chưa từng có, nhất là khi IS đã chiêu mộ được hàng nghìn tay súng nước ngoài, bao gồm cả người châu Âu và người Mỹ.

Mặc dù cuộc chiến chống IS đã giành được thắng lợi bước đầu tại Iraq và Syria. Tuy nhiên, mối lo ngại đối với tổ chức này vẫn luôn hiện hữu tại Mỹ và các nước châu Âu. Đặc biệt, hiện tại đã có hàng nghìn chiến binh IS quay trở lại châu Âu với tư cách một công dân hợp pháp sau khi các tổ chức khủng bố như IS dần bị triệt phá tại Trung Đông. Nguy các phẩn từ IS thực hiện các vụ khủng bố theo kiểu những "con sói đơn độc" đang trở thành thách thức lớn đối với châu Âu.

Theo các chuyên gia phân tích, hơn chục năm qua, hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ đó là lấy "thủ đoạn quân sự làm đầu". Tất cả các quốc bị từng bị Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ bao gồm Libya, Iraq, Yemen và Afghanistan đều xuất hiện mâu thuẫn và nội chiến.

Cùng với việc phá hoại về mặt quân sự tại các quốc gia mà Mỹ tham chiến, Mỹ cũng thiếu một chiến lược căn bản về tái thiết thời hậu chiến. Chính vì điều này đã khiến cho nhiều quốc gia rơi vào cuộc nội chiếm đẫm máu kèo dài nhiều năm mà vẫn chưa có lối thoát.

Và đó cũng là lý do tại sao cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động cho đến nay vẫn còn nhiều gian nan.

MỚI - NÓNG