Đi tìm lý do khiến Mỹ khai hoả tấn công Syria

Ảnh: CNN
Ảnh: CNN
TPO - Bảo vệ lòng tin chiến lược của Mỹ trước các đồng minh được xem là nguyên nhân cốt lõi khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tấn công chớp nhoáng Syria, và đe dọa tiếp tục tấn công nước này nếu phát hiện các dấu hiệu sử dụng vũ khí hóa học.

1001 lý do khiến Mỹ quyết định khai hoả

Sau khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công chính xác các mục tiêu được chỉ định sẵn của Syria, rất nhiều chuyên gia phân tích quân sự và dư luận thế giới đã đưa ra nhiều nguyên nhân giải thích lý do sử dụng vũ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các nguyên nhân được đưa ra: Mỹ không cam chịu chấp nhận kết quả về việc chính quyền Damascus của Tổng thống Syria Assad nắm quyền chủ động trong cuộc chiến tranh tại Syria; ngăn chặn tham vọng mở rộng quyền lực của Nga và Iran tại khu vực Trung Đông; giúp Tổng thống Trump xoay chuyển áp lực chính trị và dư luận trong nước liên quan tới cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2016, hay sự kiện luật sư riêng của ông Trump là Michael Cohen bị điều tra hình sự...

Tuy nhiên, thông qua một loạt các đặc điểm liên quan tới cuộc tấn công này như: cuộc tấn công đã được báo trước cho phía Nga, hay đánh chính xác vào các mục tiêu đã được lựa chọn nghi có chứa vũ khí hóa học, đánh xong và ngay lập tức tuyên bố chấm dứt không có ý thay đổi chính quyền Syria, và không tấn công các mục tiêu quân sự của Nga tại Syria, hay cuộc tấn công được thực hiện sau khi Mỹ tuyên bố sớm rút quân khỏi Syria.

Cuộc nội chiến đấm máu tại Syria đã kéo dài hơn 7 năm, hiện tại cục diện chiến trường về cơ bản đã được định hình, quân chính phủ Syria với sự trợ giúp đắc lực từ Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga và lực lượng quân đội Iran đã kiểm soát vững chắc cục diện.

Như vậy, Tổng thống Trump đương nhiên là không có động lực để tiến hành cuộc lật đổ chính quyền Syria vào thời khắc này.

Chuyển dịch áp lực chính trị ở trọng nước xem ra còn có một vài lý lẽ thuyết phục. Tuy nhiên, cuộc tấn công chớp nhoáng, có mục đích rõ ràng, và được thông báo trước liệu có đủ lực để xoay đổi sự chú ý không? Liệu có đủ sức nặng để chuyển dịch những áp lực chính trị trong lòng nước Mỹ không? Xem chừng cách đánh giá này vô hình chung đã coi thương trí tuệ của dân chúng Mỹ, đồng thời cũng đánh giá thấp hiệu quả của hệ thống luật pháp Mỹ.

Cần phải nhớ rằng, vào tháng 4 năm ngoái, Mỹ cũng đã từng hoài nghi chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học, và sau đó đã tiến hành cuộc tấn công quân sự hạn chế với 59 quả tên lửa Tomahawk nhằm vào cơ sở vũ khí hóa học của Syria. Và lần này cũng không khác lần trước là bao.

Đâu là nguyên nhân đích thực?

Sau khi đã phân tích một loạt các nguyên nhân ở trên, và kết hợp với một loạt các sự kiện diễn ra từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền tới nay, có thể đưa ra một kết luận về nguyên nhân thực sự khiến Mỹ tấn công Syria chính là khẳng định lòng tin chiến lược của Mỹ trước các đồng minh.

Công ước về cấm vũ khí hóa học" có hiệu lực vào tháng 4/1997 đã quy định, trước ngày 29/4/2012 phải tiêu hủy toàn bộ vũ khí hóa học và tất cả các cơ sở liên quan. Hiện tại, đã có hơn 190 quốc gia trên thế giới ký kết Công ước này, Syria cũng là một trong số đó.

Như vậy, bất cứ hành vi sử dụng vũ khí hóa học nào đều là sự chà đạp nghiêm trọng đối với Công ước. Và nếu chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học như theo tố cáo của liên minh Mỹ-Anh-Pháp, điều này sẽ kéo theo vấn đề liên quan tới lòng tin chiến lược của chính phủ Mỹ với các đồng minh.

Trong đó lòng tin chiến lược của Mỹ được thể hiện chủ yếu ở việc cam kết an ninh đối với đồng minh và sự bảo vệ an ninh quốc tế.

Hiện tại, Mỹ là bá chủ thế giới. Và nước Mỹ đi theo kiểu hành xử "giang hồ", duy trì địa vị bá chủ toàn cầu, mục đích quan trọng nhất chính là bảo vệ lòng tin chiến lược của chính nước Mỹ.

Sau khi lên nắm quyền chưa được bao lâu, Tổng thống Mỹ Trump đã lập tức tuyên bố rút khỏi một loạt các thỏa thuận quốc tế mà chính nước Mỹ là người khởi xướng hoặc tham gia, bao gồm: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định tự do Bắc Mỹ, dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tăng cường các biện pháp quản lý di dân...

Về mặt an ninh, chính quyền Trump lại cho thấy một tư duy rất rõ ràng và nhất quán. Điều đó được thể hiện rõ thông qua một loạt quyết định về Trung Đông và Triều Tiên, gồm tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel và sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên về vấn đề hạt nhân.

Điều này được dư luận coi là đó những quyết định nhằm lấy lại hình ảnh "nước lớn có trách nhiệm" của Mỹ trong con mắt "bàn dân thiên hạ".

Như vậy, có thể thấy rằng, cuộc tấn công chớp nhoáng Syria chính là sự thể hiện lòng tin chiến lược của Mỹ. Thông qua cuộc chiến này, Tổng thống Mỹ Trump muốn phát đi thông điệp dứt khoát và quyết đoán rằng, cần phải bảo vệ quyền uy của "Công ước cấm vũ khí hóa học".

Đồng thời, điều then chốt nhất chính là bằng hành động quân sự để Mỹ lấy lại và khẳng định được "cái uy" và "cái tín" của "người anh cả" trước các đồng mình.

Thông qua việc tấn công quân sự Syria, Mỹ còn muốn cho "kẻ thù" theo cách gọi của Mỹ thấy được rằng, nước Mỹ dưới thời Trump là một quốc gia đã nói là làm, và đã nói là giữ lời hứa.

Không phải ngẫu nhiên, ngay sau khi tấn công quân sự Syria, nước Mỹ đã lập tức lên tiếng khẳng định sẽ tiếp tục tấn công nước này nếu chính phủ Syria vượt quá lằn ranh đỏ, tức là tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.