Iran ‘hủy diệt’ Campuchia 14-0 trong ngày đặc biệt của phụ nữ

Các cầu thủ Iran ăn mừng trước Campuchia. Ảnh: AFC.
Các cầu thủ Iran ăn mừng trước Campuchia. Ảnh: AFC.
TPO - Đội tuyển Iran đã “hủy diệt” Campuchia trong ngày phụ nữ nước này được dỡ bỏ lệnh cấm đến sân vận động.

Hôm qua là ngày đặc biệt với phụ nữ Iran. Lần đầu tiên sau 40 năm, họ được phép đến sân vận động xem bóng đá. Trước đó, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã yêu cầu Iran dỡ bỏ lệnh cấm này, nếu không họ sẽ cấm các đội tuyển Iran tham dự tất cả các giải đấu quốc tế.

FIFA đã làm quyết liệt vụ việc này sau khi một phụ nữ Iran tự xưng là “Cô gái xanh dương” tự thiêu hôm 10/9. Cô gái đã đóng giả làm một cậu bé để đi xem bóng đá và tự sát ngay sau khi bị phát hiện.

Ngay sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm, hàng nghìn phụ nữ Iran đã đến sân vận động Azadi, thủ đô Teheran để cổ vũ đội nhà cho dù họ chỉ gặp đối thủ rất yếu là Campuchia ở vòng loại World Cup 2022.

Đáp lại tình cảm của các chị em, HLV Marc Wilmots đã dội “cơn mưa gôn” vào khung thành Campuchia. Ngay ở phút thứ 5, Ahmed Nourollahi đã mở tỉ số cho Iran bằng cú sút xa uy lực. Sau đó, đội bóng áo trắng liên tiếp ghi bàn và kết thúc hiệp một với tỉ số 7-0.

Bước sang hiệp hai, Iran chơi chậm lại nhưng vẫn thống trị trận đấu. Cộng thêm tinh thần sụp đổ của Campuchia, đội chủ nhà dễ dàng có thêm 7 bàn thắng khác để giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 14-0. Tiền đạo Karim Ansarifard ghi 4 bàn thắng, trong khi ngôi sao quen thuộc  Sardar Azmoun cũng lập hat-trick.

Đây là thất bại đậm nhất trong lịch sử bóng đá Campuchia. Trong thời gian qua, đội tuyển Campuchia thi đấu khá khởi sắc dưới thời HLV Honda. Tuy vậy, họ rõ ràng vẫn ở quá xa so với các đội bóng hàng đầu châu Á.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.