Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng

TPO - Mùa xuân đến, những miền đất nơi biên cương thêm phần rực rỡ và mê mẩn lòng người bởi sắc đỏ và xanh của rừng Sau Sau.
 Video: Rừng sau sau đỏ ở đồn biên phòng Thị Hoa
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 1
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 2 Mùa xuân về, núi rừng đông bắc Việt Nam như khoác thêm tấm áo mới, rực rỡ và nên thơ hơn bao giờ hết nhờ màu đỏ của những cánh rừng Sau Sau ngút ngàn.
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 3  
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 4 Theo khoa học cây sau sau còn có tên là phong hương, bạch giao hương trong khi người Tày ở Cao Bằng và các tỉnh khu vực đông bắc gọi cây Sau Sau là mạy sầu, chúng thường mọc thành quần thể tạo nên rừng. Thân sau sau cao, to, thẳng, vỏ cây màu trắng đục, có những đốm loang màu ghi nên vào mùa đông trông hao hao như những cánh rừng bạch dương ở một số nước phương tây.
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 5  
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 6 Vào mùa xuân, lá sau sau có màu đỏ ối xen kẽ màu xanh non của lộc mới rồi cuối xuân sang hè triệu lá có màu xanh mạ. Cuối hè đầu thu, lá ngả màu vàng rồi chuyển sang đỏ rực tạo nên cảnh sắc tựa như rừng phong xứ ôn đới. 
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 7  
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 8 Khi sang đông giá rét, rừng sau sau trụi lá tạo nên khung cảnh ấn tượng. 
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 9 Người Tày Cao Bằng từ lâu đã dùng lá sau sau non làm rau sống để ăn kèm hay đem xào với thịt bò hoặc thái nhuyễn để đúc trứng ăn.
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 10  
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 11 Những dịp lễ, tết hay ngày đặc biệt, người dân bản địa hái lá sau sau non đun lấy nước để ngâm gạo nếp đồ xôi. Xôi từ lá sau sau có màu xanh đen và mùi thơm nhè nhẹ của nhựa cây.
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 12
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 13  Ngoài ra các bộ phận khác của Sau Sau còn được dùng để điều chế các bài thuốc dân gian. Nhựa Sau Sau có màu vàng nhạt, rất thơm và đem lại giá trị kinh tế.
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 14
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 15 Người vùng cao thường dùng tầm gửi sau sau để xông hơi, đun nước tắm cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Các loại nấm mọc trên cây sau sau như nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò đều có thể dùng làm thực phẩm an toàn. Sau sau là cây tiên phong tạo môi trường tiểu khí hậu cho nhiều cây rừng khác phát triển. Tại Việt Nam, sau sau có ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng,  Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình... 
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 16  
Mê mẩn 'lạc' vào cánh rừng Sau Sau đỏ nơi biên giới Cao Bằng ảnh 17 Rừng sau sau tuyệt đẹp ở đồn biên phòng Thị Hoa (huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng).
MỚI - NÓNG