40 nền móng biệt thự “cày xới” Sơn Trà:

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa

Khu vực 40 nền móng biệt thự thuộc dự án Khu nghỉ dưỡng biển Tiên Sa nhìn từ bãi tắm Tiên Sa.
Khu vực 40 nền móng biệt thự thuộc dự án Khu nghỉ dưỡng biển Tiên Sa nhìn từ bãi tắm Tiên Sa.
TPO - Sau những trận mưa lớn, một khối lượng lớn bùn đất chảy từ khu vực 40 nền móng biệt thự của khu nghỉ dưỡng biển Tiên Sa (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) đã chảy xuống biển. Khu vực bãi tắm biển Tiên Sa ngay dưới 40 nền móng biệt thự “cày xới” bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đang đứng trước nguy cơ trở thành bãi bùn vì bùn, đất đỏ chảy xuống đây.

Sáng 13/7, phóng viên Tiền Phong có mặt tại khu vực này để ghi nhận tình hình. Khu vực 40 nền móng biệt thự các hoạt động thi công đã ngừng hẳn, không một bóng người. Lối chính vào khu vực này vẫn được chủ đầu tư gác chắn, chặn không cho người lạ vào. Để tiếp cận khu vực này, phóng viên phải đi vòng từ khu bãi tắm du lịch biển Tiên Sa ngay cạnh đó.

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 1

Bãi tắm Tiên Sa đang bị bùn, đất đỏ từ 40 nền móng biệt thự “tấn công”

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 2

Vết chảy bùn đỏ loang lỗ trên bãi tắm biển Tiên Sa.

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 3

Một dòng chảy lớn bùn, đất đỏ đổ thẳng xuống biển ngay khu vực chân núi Sơn Trà

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 4

Bùn, đất loang rộng hơn sau những trận mưa

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 5

Một khối lượng lớn đất đá nằm chờ trôi chảy xuống biển Tiên Sa

Ngay dưới khu vực chân núi, tình trạng đất, bùn đỏ chảy từ khu vực này xuống biển khá nhiều. Một vài vị trí bùn, đất đỏ thành dòng, chảy thẳng xuống biển. Sát khu vực chân núi, nhiều điểm đất đá xói lở, nham nhở.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Kiến trúc sư Hồ Duy Diệm (nguyên phó Chủ tịch Hội quy hoạch TP Đà Nẵng) cho biết: từ những trận mưa đầu tiên, ông đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng sạt lở, bùn đất trôi chảy xuống biển Tiên Sa. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa thấy động thái nào xử lý về việc này.

Theo ông Diệm, nếu không có biện pháp xử lý, khu vực bãi biển Tiên Sa sẽ có nguy cơ trở thành bãi bùn vì lượng bùn đất từ 40 nền móng biệt thự này sẽ theo những dòng chảy trong những trận mưa lớn trôi và lắng xuống đây. Ngoài ra, bùn đất sẽ làm ảnh hưởng đến rạng san hô cũng như đa dạng sinh học dưới nước xung quanh bán đảo Sơn Trà.

Ông Diệm cũng đưa ra giải pháp trước mắt để xử “nhẹ nhàng” vấn đề này là tiến hành xúc những bãi đất đã đào bới có nguy cơ sạt lở trôi xuống biển  bỏ đi chỗ khác, sau này dùng để san lấp trả lại mặt bằng. Về lâu dài sau khi Chính phủ có ý kiến, nếu kiên quyết không cho làm nữa thì buộc phải tháo dỡ các móng, hoàn thổ trở lại và tiến hành trồng cây giữ đất.

Tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX vừa qua, vấn đề này cũng đã được các đại biểu đưa ra chất vấn.  Đại biểu Nguyễn Thành Tiến, lại bày tỏ lo ngại về nguy cơ sạt lở ở khu vực 40 nền móng biệt thự của khu nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa đang “cày xới” bán đảo này.

“Chúng ta không thể vì dư luận lâu này mà đứng hết các hoạt động trên khu vực Sơn Trà như hiện nay. Chính quyền cần khẩn trương hành động, có biện pháp xử lý tránh nguy cơ sạt lở. Việc này do chủ đầu tư gây nên thì phải buộc chủ đầu tư xử lý vấn đề này. Trong khi chờ Chính phủ có ý kiến thì UBND TP phải có báo cáo, tìm hướng xử lý trước mùa mưa bão này” ông Tiến đề nghị.

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 6

Ngay khu vực chân núi Sơn Trà đất đá nham nhở đã chảy thành dòng.

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 7

Một bãi bùn đất lớn nằm ngay vị trí bãi tắm biển Tiên Sa

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 8

Theo cảnh báo của các chuyên gia, nếu không có biện pháp kịp thời, bãi biển Tiên Sa có nguy cơ trở thành bãi bùn, rạng san hô và đa dạng sinh học quanh bán đảo Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng

Bùn, đất đỏ ào ạt chảy xuống biển Tiên Sa ảnh 9

Người dân đánh bắt cá xung quanh khu vực bãi biển Tiên Sa, nhiều người lo ngại tình trạng bùn đất chảy xuống từ 40 nền móng biệt thự sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản nơi đây

Tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2017 của UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP cho biết: Mùa mưa đang tới, nguy sạt lở làm hỏng cả khu vực núi rất cao. Nhà đầu tư có đề nghị cho họ có những biện pháp để khắc phục giữ nguyên, cho xây kè chống sạt lở. Việc này là phù hợp nhưng Thủ tướng đang chỉ đạo rà soát mà cho xây dựng thêm, dù xây để bảo vệ cũng cần có ý kiến chỉ đạo. Bên cạnh đó, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng băn khoăn với câu hỏi: Ai bỏ tiền ra xây kè? Bởi nếu doanh nghiệp bỏ tiền, sau này họ bảo có công thì phải cho họ tiếp tục dự án. Thành phố bỏ tiền ra làm lại vô lý vì đất thành phố đã cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư, quyền sử dụng đất là của họ. Thành phố không thể bỏ tiền xây dựng trên đất của họ.

"Số tiền không nhiều nhưng nhạy cảm. Hiện có hai phương án: Thành phố sẽ bỏ ra, sau này thế nào thì chủ đầu tư cũng phải hoàn trả lại cho thành phố. Hoặc doanh nghiệp bỏ tiền ra làm nhưng cam kết làm kè chỉ để giữ không cho sạt lở, không làm gì khác hết", ông Thơ cho biết. 

Hiện trường bùn đất chảy xuống biển Tiên Sa. Video: Nguyễn Thành

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.