Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai

TPO - Xuôi, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai chảy qua tỉnh này và Lâm Đồng, người dân sống hai bên bờ sông “khóc ròng” bởi tình trạng khai thác cát theo kiểu “bức tử” khiến đất đai, hoa màu của họ bị “hà bá” nuốt chửng từng ngày, còn các đơn vị khai thác vẫn “bình chân như vại” bởi được “lá bùa” cấp phép của chính quyền.

Mục sở thị

Có mặt tại một nhánh sông thuộc xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, theo ghi nhận của phóng viên, dọc hai bên bờ sông có rất nhiều nơi bị sạt lở khiến đất canh tác của người dân bị nhấn chìm. Theo người dân địa phương, tình trạng khai thác cát trên sông Đồng Nai xuất hiện từ nhiều năm qua, bất kể ngày đêm, các đơn vị khai thác theo kiểu “bức tử” khiến lòng sông hết cát. Để có cát, các đơn vị này chọc vòi vào bờ để hút, khiến bờ bị rỗng, đất sụp xuống và kéo theo nương rẫy, ruộng vườn của người dân dần dần trôi hết ra sông.

“Dân kiến nghị thì chính quyền không giải quyết đến nơi đến chốn, còn các đơn vị hút cát thì cho rằng họ có giấy phép khai thác, nhiều lúc uất ức bà con dùng gạch đá ném vào các phương tiện khai thác cát để xua đuổi mỗi khi tàu hút cát vào bờ”, một người dân cho biết.

Xuôi về lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa phận xã Núi Tượng, từ phía xa, văng vẳng tiếng động cơ của các ghe đang hút cát của HTX công nghiệp và xây dựng Phú Thịnh (HTX Phú Thịnh). Còn cạnh bờ sông, các sà lan neo đậu để chờ vận chuyển cát đi tiêu thụ.

Player Loading...

Theo ghi nhận, ghe hút cát của đơn vị này không có phao hay cọc tiêu để đánh dấu phạm vi được phép hút. Theo qui định, các đơn vị khai thác cát trên lưu vực sông Đồng Nai phải cách bờ sông 20 mét, nhưng ghe hút cát của HTX Phú Thịnh lại hút cát ở phía bờ sông thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Ông B. một người dân bị mất đất bởi tình trạng khai thác cát nói: “Hai năm nay, gần một ha đất trồng cây ngắn ngày như bắp, khoai mì, cỏ cho bò của gia đình bị chìm cả xuống sông, dù mình đã cố hết cách để giữ lấy đất nhưng vô phương, mình trồng cây, chắn bờ bao ở trên, nhưng họ dùng vòi thọc ở dưới móng hút… thì chỉ biết khoanh tay đứng nhìn”. 

Xuôi dòng sông Đồng Nai hàng chục km, người dân sống dọc hai bờ thuộc các xã Núi Tượng, Tà Lài, Đắc Lua, Đạ Tẻh… “khóc” ròng về thực trạng đất đai canh tác bị sạt lở, mùa màng thất bát… do nạn khai thác cát gây ra.

Chính quyền bất lực?

Trao đổi với phóng viên, ông Mai Ngọc Huế - Chủ tịch UBND xã Núi Tượng, huyện Tân Phú cho biết: “Tình trạng dọc bờ sông thuộc địa phận xã Núi Tượng sạt lở là có, người dân cho rằng nguyên nhân là do tình trạng khai thác cát. Hiện trên địa bàn của xã chỉ có đơn một đơn vị khai thác cát là công ty Phú Thịnh, ngày trước đơn vị này có 6 ghe khai thác, thì nay giảm xuống còn 3 ghe khai thác theo yêu cầu của huyện. Thẩm quyền của xã cũng ở mực nhất định, bởi họ được Sở Tài Nguyên và Môi trường cấp giấy phép”. 

Ông Trần Văn Bình – Hạt trưởng hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên thẳng thắn: “Tình trạng khai thác cát trên lưu vực đã diễn ra trong nhiều năm nay, điều mà chúng tôi lo lắng là một số điểm khai thác cát trái trên lại nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn. Nạn khai thác cát làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên vốn có ở nơi đây hàng trăm năm qua”.

Cũng theo ông Bình, rừng vốn dĩ yên ả, thì nay phải oằn mình gánh chịu tiếng ồn và khói bụi, điều này khiến cho môi trường sống của một số loài động vật trong khu bảo tồn bị ảnh hưởng. Trước thực trạng này, lãnh đạo Vườn nhiều lần gửi đơn kiến nghị địa phương nhưng rồi sự việc cũng đâu vào đó.

“Cũng giống như các đối tượng săn thú, chặt phá cây rừng, khai thác cát cũng “chiêu trò” không kém, chúng luôn cử người theo dõi lực lượng đi tuần tra bảo vệ, nếu thấy bóng dáng anh em kiểm lâm là chúng điện thoại cho phương tiện rời khỏi khu vực đi đến đoạn sông khác để tiếp tục khai thác nên rất khó bắt quả tang. đối tượng khain thác cát trái phép thường chọn vị trí chính giữa hai chốt để hút cát nên rất khó để bắt quả tang”, ông Bình cho biết thêm.

Vườn Quốc gia Cát Tiên xác định có 18 vị trí bị sạt lở với tổng diện tích 13.800 m2, phần lớn các điểm sạc lở tập trung ở khu vực giáp ranh giữa Trạm Đà Cộ và Đà Mí thuộc xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng. Còn phía bờ sông thuộc UBND huyện Đạ Tẻh quản lý có 34 vị trí sạt lở đất, các vị trí sạt lở có mức độ khác nhau nhưng nguyên nhân chính là do tình trạng khai thác cát.

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 6 đơn vị được cấp phép khai thác cát (chưa kể 15 giấy phép nạo vét do Bộ GTVT cấp) trên sông Đồng Nai. HTX Phú Thịnh được khai thác trên 1 triệu m3 (thời hạn đến 22/10/2031), Công ty Cổ phần công trình giao thông Đồng Nai khai thác trữ lượng 917.080 m3 (kéo dài đến ngày 4.4.2025) tại khu vực đoạn giáp ranh giữa huyện Nam Cát Tiên (Lâm Đồng) và Tân Phú (Đồng Nai).

Công ty TNHH MTV Đồng Tân được cấp đến 3 giấy phép khai thác, một giấp phép trên sông Đồng Nai, đoạn qua huyện Định Quán và Tân Phú với diện tích 43,7 ha với trữ lượng 377.931 m3 (thời hạn đến ngày 31.8.2019); 2 giấy phép còn lại thì khai thác ở lòng hồ Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu và Định Quán với diện tích trên 173 ha, trữ lượng 3,3 triệu m3.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 1

Đoạn sông mênh mông nước thuộc xã Nam Cát Tiên trước đây là vườn  trồng hoa màu của người dân.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 2

Do người dân phản ứng quyết liệt, các đơn vị khai thác rút đi để lại các “núi cát” nằm chắn ngang trên sông.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 3

Đoạn bờ bao thuộc xã Nam Cát Tiên bị sạt lở.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 4

Phóng viên hướng về một đoạn sông thuộc xã Núi tượng bị “hà bá” nuốt chửng.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 5

Khu vực rừng đệm VQG Cát Tiên bị “hà bá” nuốt chửng.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 6
Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 7

Phần đất của người dân nằm cạnh bờ sông bị trôi hết xuống sông.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 8

Đơn vị khai thác ở xã Đạ Tẻh.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 9

Ghe hút cát của HTX Phú Thịnh không có phao đánh dấu.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 10

Và hút gần VQG Cát Tiên.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 11

Người dân cho rằng, các đơn vị khai thác cát trên sông Đồng Nai bất kể ngày đêm.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 12

Ghe hút cát nằm “nghỉ ngơi” gần VQG Cát Tiên.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 13
Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 14

Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên bắt quả tang ghe khai thác cát trái phép.

Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 15
Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 16
Nhờ 'lá bùa' cấp phép, đơn vị khai thác cát 'băm nát' sông Đồng Nai ảnh 17

Những đoạn sông cạn, đơn vị khai thác mang máy múc khai thác.

MỚI - NÓNG