Vì sức khỏe toàn dân

Vì sức khỏe toàn dân
Dự án Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn đem lại ý nghĩa vô cùng sâu sắc cho 21 tỉnh còn nghèo khó trên cả nước.

Gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi được giảm nhẹ, tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số bấy lâu nay dần xóa bỏ, đó chính là những hiệu quả mà dự án Mở rộng quy mô vệ sinh và ước sạch nông thôn đem lại cho 21 tỉnh còn nghèo khó trên cả nước.

Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn.

Vì sức khỏe toàn dân ảnh 1

Tuyên truyền cho người dân về Chương trình

Bên cạnh đó, dự án góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước.

Với mục tiêu phủ sóng nước sạch và các nhà tiêu đảm bảo tiêu chuẩn ở nông thôn, Chương trình sẽ đem đến khoảng 235.000 đấu nối đấu nối cấp nước tương ứng với số người được hưởng lợi từ cấp nước khoảng 964.000 người. Số xã đạt vệ sinh toàn xã là 800 xã. Số nhà tiêu hộ gia đình trên toàn tỉnh được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 400.000 cái. Số công trình vệ sinh công cộng được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 2.650 công trình. Trong đó, số công trình nước sạch – vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo: 1.650 công trình.

Chương trình cấp nước sạch nông thôn góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân và giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới.Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước.

 
Vì sức khỏe toàn dân ảnh 2

Mô hình hố tiêu tự hoại kiểu mẫu

Gia đình chị Ngô Thị Huế, Bắc Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình là một trong rất nhiều hộ gia đình trong xã được hưởng lợi từ chương trình tài trợ về cấp nước và vệ sinh nông thôn bày tỏ niềm vui mừng: “Ngày trước nhà tôi do không có điều kiên nên toàn đi vệ sinh xong toàn đổ tro từ đun bếp rác và chấu vào hố tiêu. Nửa năm trở lại đây nhà tôi đươc hỗ trợ xây nhà tiêu tự hoại, rất tiện và rất sạch, gia đình tôi xin cảm ơn nhà tài trợ và xã đã quan tâm ưu ái giúp đỡ”.

Cũng chung niềm vui với chị Huế, chị Trương Thị Mân, Hợp Kim, Kim Bôi, Hòa Bình cho biết: “Khi chưa có dự án, chúng tôi dùng chủ yếu là sinh hoạt bằng nước áo, nước giếng khơi và giếng khoan rất mất vệ sinh. Dự án nước sạch đánh rất đúng tâm lý và nhu cầu của người dân ở đây, chúng tôi rất phấn khởi và yên tâm hơn về sức khỏe”.

Việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Điều này đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế và xã hội.

Việc người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, phụ khoa…và một số bệnh thường gặp nhất là đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ người dân.

MỚI - NÓNG