Vì sao đội tuyển Anh có biệt danh 'Tam sư'?

Vì sao đội tuyển Anh có biệt danh 'Tam sư'?
TP - Vì trên ngực áo đội tuyển Anh kể từ năm 1949 có biểu tượng 3 con sư tử, đan xen với biểu tượng những bông hồng Tudor.

Trước hoa hồng Tudor và cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai nhà Lancaster và York, vương quốc Anh còn một biểu tượng khác, lâu đời và nổi tiếng hơn cả, đó là huy hiệu 3 con sư tử.

Sư tử là biểu tượng của nước Anh kể từ thế kỷ 11, xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại vua Richard I có tên hiệu “The Lionheart” (trái tim sư tử). Trước khi lên ngôi bởi lòng dũng cảm và tài năng lãnh đạo quân sự kiệt xuất, Richard I là một trong số ít vua Anh được nhớ đến với biệt hiệu của mình hơn là thứ tự triều đại.

Tam sư thể hiện quyền cai trị và chức tước của vua Richard I trên một vùng lãnh thổ, bao gồm Vua nước Anh, Công tước xứ Normandy và Công tước xứ Aquitaine (các tỉnh thuộc nước Pháp ngày nay).

Ngày nay, sư tử Barbary phân bố ở Bắc Phi, từ Maroc tới Ai Cập được xem là quốc thú của Anh. Đến đây có người sẽ hỏi, tại sao sư tử ở châu Phi xa xôi lại thành biểu tượng ở Anh?

Câu trả lời là do vào thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ, các hoàng đế La Mã đã mang loài vật này từ châu Phi đến Rome để phục vụ cho những cuộc giác đấu trên các đấu trường khắp châu Âu. Hình ảnh dũng cảm, mạnh mẽ cùng với chiếc bờm đặc biệt to lớn kiêu hùng của sư tử Barbary được các vị vua nước Anh sau này sử dụng để tượng trưng cho sức mạnh tối cao và sự thịnh vượng của vương quốc mình cai trị.

À, đến đây thì nhấn mạnh thêm rằng, trong vùng phân bố sư tử Barbary ở Bắc Phi có Tunisia. Và đêm nay, đội tuyển bóng đá Tunisia sẽ đối đầu với “Tam sư” trong trận đấu thứ 2 bảng G, World Cup 2018.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.