Bó tay với trộm cắp?

Bó tay với trộm cắp?
TP - Công khai ăn cắp, lén lún bắt tay với nhà cung cấp các thiết bị trộm cắp điện, không chỉ cá nhân, nhiều doanh nghiệp cũng tìm trăm phương nghìn kế để trộm cắp, ăn quỵt tiền điện.

Tình trạng ăn cắp trong lĩnh vực điện năng nóng bỏng từ nhiều năm nay và không ngừng gia tăng khi số tiền trộm cắp, gây thiệt hại cho ngành điện tới nay lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, năm 2016, các đơn vị thuộc EVN đã rà soát và kiểm tra trên 3,37 triệu lượt khách hàng và phát hiện 4.560 vụ trộm cắp điện với sản lượng điện truy thu trên 15,9 triệu kWh. Nếu tính ở mức giá điện sinh hoạt cao nhất, các vụ trộm cắp này, nếu không được phát hiện sẽ khiến ngành điện thiệt hại gần 40 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số các vụ việc được phát hiện có 74 vụ trộm cắp với “quy mô” trên 20.000 kWh. Ngành điện cũng chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng đề nghị xử lý hình sự 25 vụ nhưng đến nay chưa có vụ nào được đưa ra xét xử.

Thực tế cho thấy, cùng một số tiền ăn cắp nhưng với các lĩnh vực khác, việc xử lý hình sự sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Còn với nạn trộm cắp điện, dù số tiền lên tới cả trăm triệu đồng/vụ việc, việc xử lý hình sự dường như vô phương xử lý khi đến nay không có vụ nào được khởi tố.

Pháp luật chưa được thực hiện nghiêm, nhiều lỗ hổng vẫn còn trong khi trộm cắp điện ngày càng tinh vi hơn là những vấn đề được nhiều chuyên gia trong ngành nêu ra tại nhiều cuộc họp gần đây. Trường hợp trộm cắp điện của ông N.S. (ngụ phường Long Bình, Đồng Nai) hồi năm 2011 là ví dụ điển hình. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, giám định và xác định ngành điện đã bị mất hơn 200 ngàn kWh, tương đương số tiền hơn 400 triệu đồng. Nhưng trải qua gần 4 năm thụ lý, cơ quan công an chỉ đề nghị xử lý bằng vụ kiện dân sự vì chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án.

Theo đánh giá của EVN, tình trạng ăn cắp điện vẫn tiếp diễn do luật quy định hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe. Trong khi chờ giải pháp hữu hiệu và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương và các cơ quan chức năng, EVN kiến nghị là cần áp dụng thêm các hình thức phạt bổ sung như gửi tên người vi phạm về chính quyền địa phương hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên loa truyền thanh của xã phường.

Bên cạnh thường xuyên kiểm tra, trao thưởng tiền cho những cá nhân báo tin về hành vi trộm cắp điện, tuyên truyền cho người dân, ngành điện những năm gần đây cũng đẩy mạnh hiện đại hóa lưới điện, triển khai các hệ thống lưới điện thông minh, tăng cường lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa bằng công nghệ RF-Spider… cũng là những phương cách để ngành điện vừa thực hiện việc đổi mới vừa tự bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.