Bóng đá và chuyện xã hội hóa

Bóng đá và chuyện xã hội hóa
TP - Trong thời buổi hội nhập, cũng như thế giới, chuyện các huấn luyện viên, ngôi sao bóng đá nhận mức lương “khủng” được coi là đương nhiên.

> VFF chọn HLV trưởng cho ĐTVN: Nổi sóng
> Hiệp hội không phải cây đũa thần

Đi ô tô tiền tỷ, cặp đôi với những chân dài của giới showbiz, cầu thủ ngôi sao luôn tượng trưng cho sự thành đạt về tiền bạc, danh tiếng. Có lẽ bởi vậy, nếu ai đó nói Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) hằng năm vẫn phải đau đầu lo kinh phí, chạy vạy xin tài trợ để hoạt động thì chắc cũng có nhiều người không tin.

Tuy nhiên, chuyện Liên đoàn vẫn phải “ngửa tay” nhận hỗ trợ từ Tổng cục Thể dục Thể thao đã được các lãnh đạo VFF xác nhận là có thực. Mỗi năm VFF nhận từ Tổng cục khoảng 14-15 tỷ đồng thì theo lãnh đạo Liên đoàn, chỉ riêng tiền chi lương cho HLV trưởng đội tuyển đã mất trên 2 tỷ đồng (như mức trả cho ông Calisto).

Trong khi con số hơn chục tỷ đồng ấy còn phải chi cho rất nhiều các khoản trong hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam ở cả các đội tuyển nam và nữ, các giải giao hữu… Dù mới đây VFF vừa ký được hợp đồng tài trợ được coi là kỷ lục với ngân hàng Eximbank (90 tỷ đồng cho ba mùa bóng) thì vẫn chưa thấm vào đâu vì ngoài V.League, các giải khác đều nằm trong cảnh vắng hoe tài trợ.

Bóng đá, môn thể thao vua, về danh nghĩa là dễ xin tài trợ mà còn như vậy thì thử hỏi các bộ môn ít thông dụng hoặc sức hút đối với công chúng thấp hơn thì tình cảnh sẽ thế nào.Công chúng đã từng xót xa khi cách đây ít năm, câu chuyện về các tuyển thủ bắn súng nước ta đi thi đấu quốc tế phải ăn mì gói, để tuột huy chương tức tưởi vì “đồ nghề” lạc hậu, tậm tịt được báo chí phản ánh.

Hay khá nhiều môn của các kỳ Olympic mà bất cứ cường quốc thể thao nào cũng phải chú trọng thì ở Việt Nam vẫn luôn phải “ăn đong” kinh phí và đây cũng là một trong những lý do chính cho việc chúng ta luôn thua sút trong việc giành những bộ huy chương thuộc dạng kinh điển này.

Trong bối cảnh ấy, việc xã hội hóa thể thao, tìm cách “lấy mỡ nó rán nó”là hướng đi tất yếu. Tuy nhiên, chuyện tập đoàn AVG tiên phong trong việc mua bản quyền truyền hình các liên đoàn cho đến nay vẫn chưa thực sự xuôi chèo mát mái vì nhiều yếu tố “kỹ thuật”.

Nhưng dù vậy, đây vẫn là lối mở không chỉ cho riêng bóng đá Việt Nam, mà còn cho cả ngành thể thao nước nhà. Khi chúng ta thực hiện tốt xã hội hóa ở những bộ môn dễ thu hút công chúng như bóng đá, bóng chuyền… miếng bánh kinh phí sẽ không bị chia dàn trải và ngành thể thao sẽ có thêm tiền để chi cho những môn thể thao cơ bản.

Việc này cũng giống như chuyện chúng ta xã hội hóa điện ảnh để dành kinh phí bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể khác ít có điều kiện kinh doanh như chèo, tuồng, cải lương chẳng hạn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...