Cấp bách & lâu dài

Cấp bách & lâu dài
TP - Yêu cầu các công trình phải có tối thiểu 3 tầng hầm để xe và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại (dự án nhà cao tầng) của các ngành chức năng TP Hà Nội có thể gây bất ngờ đối với các nhà đầu tư, nhưng thực sự là việc làm cần thiết, cho dù  có muộn màng. 

Bởi một thực tế nhãn tiền, là cơ sở hạ tầng của thành phố thủ đô ngày càng tỏ ra lỗi nhịp với tốc độ phát triển dân số và sự gia tăng các loại phương tiện đi lại. Không phải ngẫu nhiên mà khi mới nhậm chức, tân chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có ngay định hướng quan trọng là đưa mục tiêu hạn chế xe cá nhân vào danh mục các ưu tiên công việc của thành phố. Bởi sự quá tải của cơ sở hạ tầng trước sự phát triển ồ ạt của các phương tiện cá nhân là điều thấy rõ và ùn tắc giao thông là nỗi ám ảnh của bất cứ ai sống tại Hà Nội.

Tuy nhiên, bây giờ không phải là lúc ngồi đổ lỗi cho tầm nhìn, cho sự yếu kém trong hoạch định phát triển đô thị. Vấn đề cần thiết chính là giải pháp. Và trong khi chưa thể ngày một ngày hai cải thiện chất lượng quy hoạch đô thị, lập lại trật tự trong lĩnh vực này bởi hậu quả của việc quy hoạch đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân thủ đô thì ít ra cũng cần tạo điều kiện để chuyện đi lại, chuyện xe cộ của người dân được quản lý ngăn nắp hơn. Có một thực tế là người dân ngày càng giàu lên, đời sống ngày một cải thiện và nhu cầu về tiện nghi hiện đại là điều tất yếu. Trong số những việc phải làm, có việc có thể thực hiện ngay, có việc phải cải thiện dần, mang tính lâu  dài. Và trước khi thực hiện được việc điều chỉnh quy hoạch, dãn dân thì cũng cần có những biện pháp cấp bách giải quyết tình thế. Việc yêu cầu công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, dự án nhà cao tầng phải bố trí 3 tầng hầm làm chỗ để xe hay nhà vệ sinh là biện pháp vừa mang tính tình thế, vừa có yếu tố lâu dài để đảm bảo quy hoạch bám sát đời sống. Tất nhiên, xung quanh giải pháp này còn có nhiều tranh cãi về tính pháp lý, yếu tố kỹ thuật cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư, song bây giờ không phải là lúc bàn chẻ hoe về quyền và nghĩa vụ công dân hay sự va đập của các bộ luật. Luật là do con người tạo ra để phục vụ sự phát triển cuộc sống. Những điều gì còn chưa phù hợp có thể nghiên cứu để sửa đổi.

Tất nhiên, bên cạnh những giải pháp có thể gọi là tình thế như kể trên, về lâu về dài, chính quyền thành phố sẽ còn phải thực thi nhiều giải pháp khác, có thể gây tranh cãi, nhưng tựu chung, khó có thể không làm. Bởi thực tế là nếu không có biện pháp, mọi con đường của thành phố rồi sẽ tắc tị bởi xe ngày càng nhiều lên, ngày càng chiếm diện tích trong khi đường sá, cơ sở hạ tầng không thể theo kịp. Ngoài chuyện 3 tầng hầm bắt buộc, chính quyền thành phố rồi sẽ còn phải thực thi nhiều biện pháp mang tính bắt buộc và gây tranh cãi khác mới có thể giải quyết được nạn ùn tắc và thiếu chỗ để xe như hiện nay. Đó là một thực tế phải chấp nhận.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.