Đổ vấy

Đổ vấy
TP - Tuần qua, nổi lên những câu chuyện về sự trung thực và lòng tin. Cú scandal nhạc sỹ Phương Uyên – giám đốc sản xuất chương trình The Voice can thiệp kết quả - không được lý giải đầy đủ và thuyết phục tại cuộc họp báo ở TPHCM, nhưng lại có màn tâng bốc, giả lả, và nói xấu báo chí.

Từ nhiều trường hợp của Quang Thắng, Quyền Linh… với chương trình “Camera giấu kín”, nay đến The Voice, có thể nói truyền hình thực tế chưa thể có ở Việt Nam. Nó hoặc sốc quá khiến người Việt không chịu/thẩm thấu được, hoặc nó bị can thiệp thô bạo.

Thủy điện Sông Tranh ắng lặng gần nửa năm, để rồi đầu tháng 9 lại bùng sôi. Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam không tin những biện giải về động đất ở huyện Bắc Trà My, mong mỏi các nhà khoa học hãy trung thực hoàn toàn để tỉnh và huyện còn an dân. “Tôi sợ và cũng không tin, dân tin sao được” (Chủ tịch huyện Bắc Trà My Đặng Phong), “Tôi chưa tin.

Làm sao an dân được lúc này” (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải), “Đừng để đến khi dân chết lại đổ lỗi hết cho động đất” (Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam Trần Xuân Thọ)…

Niềm tin dẫn người bệnh tới bệnh viện được gắn mác 5 sao, để rồi chưng hửng vì bệnh nhân liên tiếp chết oan ở đó. Người ta giải thích, sao ấy là dành cho chỗ nằm, cho ti vi, tủ lạnh trong phòng bệnh chứ không dành cho y thuật, y đức. Nhưng ở đây, vẫn có thứ gì đó bị cố tình lẫn lộn.

Báo chí đang bị đổ vấy rất nhiều. Gần như cả cuộc họp báo về chương trình The Voice, báo chí bị coi như tội đồ, đến cuối nhạc sỹ Phương Uyên mới vớt vát (hay mỉa mai?): “Mong các anh chị nhà báo đừng nóng giận nữa vì các anh chị là số một”. (?!)

Còn tại cuộc họp ở Quảng Nam, một thành viên đoàn khảo sát động đất đổ luôn: “Sự hoang mang là do cộng hưởng 3 yếu tố: rò rỉ nước, người dân kém hiểu biết và báo chí dùng thuật ngữ không chính xác”.

Đổ vấy cho nước, cho dân, cho báo chí, thì đầy đủ quá rồi. Liệu đoàn khảo sát, giống như ban tổ chức The Voice, sẽ xin lỗi vì đã phát ngôn không kiểm soát?.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.