Đoạn kết còn… rất xa

Đoạn kết còn… rất xa
Thời sinh viên, tôi có tham gia diễn đàn “Viết đoạn kết cho tình huống ứng xử”. Từ đó đến nay cũng đã khá lâu nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra được phương án đoạn kết khả dĩ nào cho tình huống dưới đây:

… “Trong giờ Lịch sử (trung học cơ sở) cô giáo say sưa giảng về chiến công hiển hách của danh tướng Trần Quang Khải thì dưới lớp, tiếng một cậu học trò nghe rất hỗn xược, vang lên:

- Bốc phét.

Cô giáo như bị đốn ngang cảm xúc. Cô ngồi phệt xuống bàn vân vê viên phấn, nhằm trấn tĩnh nhịp tim. Một lúc sau cô mới cố gượng làm như không nghe gì và giảng tiếp...

Hôm sau, cô giáo gọi cậu học trò - tác giả câu “bốc phét” lên trả bài. Tưởng cậu sẽ “chứng minh” mình là học trò bất hảo để cô giáo thừa cơ mà trút giận; ai dè, cậu ta thuộc làu bài học về chiến công của danh tướng Trần Quang Khải, thậm chí không sai một câu, một từ so với những gì hôm qua cô đã giảng… Cô giáo buộc phải hạ bút vào sổ kiểm tra bài cũ của cậu ta: Điểm 10 và phê “thuộc bài cũ...”.

Tình huống để lửng ở đó. Người tham gia diễn đàn phải viết đoạn kết để tình huống này được hoàn chỉnh. Tôi hiểu, viết đoạn kết cho tình huống này nghĩa là người viết có trọng trách tìm cách cảm hóa cậu học trò “ngang ngược” kia.

Cảm hóa bằng cách nào để cậu ta nhận thấy danh tướng Trần Quang Khải là nhân vật lịch sử có thật với những chiến công có thật là niềm kiêu hãnh của dân tộc ta, chứ không phải là “bốc phét”?

Trách nhiệm của người viết đoạn kết càng trở nên nặng nề hơn, khi “cậu học trò thông minh và giàu cá tính” này dù chê cô giáo “bốc phét” nhưng vẫn thuộc bài.

Đây là căn bệnh của học trò mà thầy giáo cũng như phụ huynh rất sợ, đó là đối phó bằng cách hoàn thành nhiệm vụ nhưng tâm không phục! Giá như, sau khi nói cô giáo “bốc phét”, ngày mai cậu ta không thuộc bài thì chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều…

Làm sao để cậu học trò thời “a - còng” này “tâm phục khẩu phục”? Đưa cậu ta đến Bảo tàng Lịch sử để tận thấy “chứng cứ” về danh tướng Trần Quang Khải? Chứng minh bằng tài liệu lịch sử, bằng nhân chứng…? Thay đổi cách giảng dạy Lịch sử “xơ cứng” hiện nay? Làm như thế, cậu ta tin cô giáo và yêu môn Lịch sử? Tôi đã nhiều lần chìm trong hàng loạt câu hỏi đó và cảm thấy lo lắng thật sự...

Kỳ thi đại học vừa qua có lắm chuyện bi hài, và hình như chuyện bi hài ấy lại rơi nhiều nhất vào môn Lịch sử. Chỉ nghe qua cũng đã cười chảy nước mắt. Báo chí càng mổ xẻ, phân tích, tôi càng thấy đoạn kết cho tình huống này vẫn còn ở đâu đó, rất xa…!

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.