Đột phá… ì ạch

Đột phá… ì ạch
TP - Những dự định xây dựng thành phố thông minh ngày càng xa vời hơn khi các giải pháp chống ngập, giảm ùn tắc, không còn nạn cướp bóc hay nghiện ngập… vẫn chưa được cải thiện trong khi tình hình ngập và kẹt xe đang có dấu hiệu ngày một trầm trọng thêm.

Gần một tháng trôi qua, cơn mưa lịch sử nhấn chìm Sài Gòn trong biển nước vẫn ám ảnh nhiều người. Triều cường: ngập, mưa lớn hay mưa nhỏ… đều ngập, tất cả đang đẩy thành phố hơn 10 triệu dân này trước những những cơn bĩ cực, cho dù nhiều giải pháp chống ngập cứ liên tục đặt ra.

Sáng qua, trong cuộc họp bàn về tình hình kinh tế và thu chi ngân sách tháng 10, ngập lụt cục bộ diễn ra dồn dập thời gian qua một lần nữa được người đứng đầu Sở Kế hoạch đầu tư của TPHCM nêu lên. Lần này, ngập không chỉ là thủ phạm khiến sinh hoạt của người dân đảo lộn, khốn khổ đi về mỗi ngày mà còn là nguyên nhân tác động lên kinh tế khi đẩy sức mua của người dân giảm sút trầm trọng. Dẫn chứng từ ông Sử Ngọc Anh- giám đốc sở này cho thấy, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 10 giảm 1,13% so với tháng trước, trong khi dịch vụ lữ hành giảm đến 1,6%, kéo theo mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tụt giảm. Lý do một lần nữa được ông Anh điểm mặt chỉ tên lại là… ngập.

Hệ quả này không phải đến thời điểm này mới được nhận diện. Câu chuyện  ngập lụt đã được bàn thảo từ chục năm qua. Nhiều dự án, kể cả những ý tưởng “táo bạo” được đưa ra. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho TPHCM chống ngập do triều cường với số tiền “khủng” hơn 10 ngàn tỷ đồng. Chưa biết hiệu quả mà dự án này mang lại như thế nào, bởi ít nhất như lời Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cam kết thì đến năm 2020 thành phố mới giải quyết được nạn ngập, vốn tồn tại cố hữu này.  

Mỗi cuộc họp, lãnh đạo thành phố thường nhắc đến 7 chương trình đột phá cho TPHCM, trong đó có ưu tiên chống ngập và kẹt xe. Tuy nhiên, ngập lụt sau mỗi trận mưa và ùn tắc giao thông mỗi chiều tan tầm cứ đeo đẳng, đang trở thành căn bệnh trầm kha nhưng “thuốc chữa” đặc hiệu vẫn chưa có. Đến nỗi, người đứng đầu thành phố hôm qua đã yêu cầu các đơn vị chức năng tổng hợp xem các đoàn công tác đi kiểm tra, đi chống ngập thời gian qua đã làm được gì, chỉ đạo gì và có chuyển biến hay chưa?

Sài Gòn được ví là nơi tụ hội của hàng trăm đặc sản 3 miền, nhưng nay dân ở thành phố này ví von Sài Gòn có thêm đặc sản “ngập- kẹt xe và cướp giật”- thứ “đặc sản” mà chẳng ai muốn và không bao giờ thích thưởng thức.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.