Dụng nhân

Dụng nhân
TP - Lần đầu tiên ở nước ta, một Nghị định về trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ vừa được Bộ KH&CN soạn thảo để trình Chính phủ. Tên đầy đủ của Dự thảo là “Quy định chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ”.

> Việt Nam có thế mạnh về công nghệ sinh học
> Công nghệ cao - chìa khoá vàng cho ngành sữa trong nước

Trong Dự thảo có hẳn một chương mang tên “Trọng dụng nhân tài khoa học và công nghệ”, trong đó có quy định thế nào là nhà khoa học đầu ngành, thế nào là nhà khoa học trẻ tài năng... kèm theo các chế độ ưu đãi khá cụ thể để nhân tài phát huy được khả năng của mình.

Chắc rằng nhiều điều trong Dự thảo này sẽ còn được giới khoa học, các cơ quan hữu quan bàn thảo, góp ý để tăng tính khả thi và hiệu quả. Song những Nghị định như thế này, về nguyên tắc sẽ được công luận và xã hội hoan nghênh bởi tính tích cực và đúng hướng của nó.

Vấn đề ở chỗ, làm sao để những chính sách như trên phải thực sự đi vào cuộc sống chứ không chỉ nằm trên giấy. Từ lâu chúng ta vẫn nói “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “KHCN là then chốt”..., song trên thực tế lương của cả triệu giáo viên không đủ sống (trừ một số ít đi dạy thêm ở các TP lớn), không ít nhà khoa học trẻ phải bỏ viện nghiên cứu đi làm việc khác. Đề tài, dự án vẽ ra để sống chứ ít có tác dụng trên thực tế là thực trạng nghiên cứu khoa học ở ta trong một thời gian dài.

Chính vì vậy mà dấu ấn của các nhà khoa học lên những sản phẩm ngoài xã hội chưa nhiều. Chúng ta đang phải nhập khẩu quá nhiều các sản phẩm, thiết bị máy móc đơn giản đáng ra trong nước phải làm được. Ngược lại dấu ấn của những anh nông dân Hai lúa tự mày mò chế tạo thành công các loại máy nông cụ như tuốt lúa, bóc lạc, bóc đỗ... lại thấy có phần đậm đà.

Trên thực tế, lâu nay nhiều địa phương cũng đã “trải thảm đỏ” đón nhân tài vào bộ máy công quyền, nhưng xem ra ít hiệu quả. Không ít nhân tài lại rũ áo ra đi vì chưa có đất cho họ dụng võ, chuyện Đà Nẵng dọa kiện “nhân tài” đòi đền bù chi phí đào tạo ở nước ngoài vừa qua là một ví dụ.

Thực ra nhân tài cũng đâu nhất thiết phải làm trong bộ máy công quyền hay cơ quan nhà nước, càng không cứ nhân tài là phải thăng quan tiến chức. Nhân tài thực sự, nhất là trong lĩnh vực KHCN, cách tốt nhất để trọng dụng là tạo điều kiện cho họ làm đúng chuyên môn và đãi ngộ xứng đáng.

Ưu tiên đề bạt chức quyền cho tiến sĩ, thạc sĩ đôi khi lại là cách nhanh nhất để làm lãng phí một nhân tài khoa học (nếu họ thực tài), ngược lại nếu mượn bằng “tiến sĩ giấy” để làm quan thì khác nào chuốc họa cho đất nước.

“Dụng nhân như dụng mộc”, tài năng được nuôi dưỡng rồi dùng đúng người đúng việc chắc chắn sẽ tỏa sáng, chắc chắn sẽ ích nước lợi dân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.