Hết thời hoàng kim ngành ngân hàng

Hết thời hoàng kim ngành ngân hàng
TP - Song song với thời điểm nghị trường “nóng” về quản lý vàng, nợ xấu, bên lề đời sống ngân hàng tuần này đang rộ lên câu chuyện cắt giảm nhân sự ngành. Nguồn cơn bắt nguồn từ lá thư được xem là nặc danh.

> Nhân viên ngân hàng: 'Sóng ngầm' mất việc, giảm lương

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

của nhóm nhân viên một ngân hàng kể về việc họ đang bị buộc phải nghỉ việc hàng loạt do bối cảnh ngân hàng khó khăn thu hẹp hoạt động. Dù lãnh đạo ngân hàng này đã lên tiếng trần tình chuyện không có gì trầm trọng nhưng cả người trong và ngoài cuộc ai cũng hiểu “không có lửa, sao có khói”.

Trên thực tế việc cắt giảm nhân sự của lĩnh vực này đang được dự báo sẽ diễn ra trên diện rộng. Không phải bỗng dưng, từ đầu năm tới nay, kể cả khối ngân hàng thương mại Nhà nước, rất nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng đã đồng loạt thay đổi.

Cắt lương, giảm thưởng, co hẹp nhân lực, thị phần được cho là phép tính nhiều ngân hàng đang hướng đến.

Với người trong cuộc và những người am hiểu đời sống tài chính, đây là hệ quả tất yếu. Cơn “mưa tiền” (như thuật ngữ giới đầu tư tài chính gọi) đổ vào Việt Nam cuối năm 2006 và đầu năm 2007 với gần 7 tỷ đô la vốn ngoại (dòng vốn ngắn hạn- FII) khiến người ta choáng ngợp.

Cùng với bất động sản, chứng khoán và ngân hàng được xem là “kênh” dẫn và thụ hưởng vốn trực tiếp. Thời đó, giá cổ phiếu đắt như vàng, nhà đầu tư cứ mở mắt là thu 5-10% lợi nhuận, công ty chứng khoán mọc ra như nấm (105 công ty).

Cùng với ngân hàng, hai lĩnh vực này lập tức “ngốn” một lượng nhân sự khổng lồ tới cả chục ngàn người. Nhìn bên ngoài, người ta chỉ thấy sự hào nhoáng khi từ sếp cho đến nhân viên của chứng khoán, ngân hàng như đang “làm chơi, ăn thật”.

Ma lực hấp dẫn của hai ngành này “hot” tới mức liên tục mấy mùa tuyển sinh đại học gần đây, ngành giáo dục phải lên tiếng cảnh báo về mất cân đối thí sinh khi tỷ lệ đăng ký lĩnh vực xã hội ngày một hẻo bởi họ đã dồn cả về khối A nhất là với tài chính, ngân hàng.

Phụ trách phát triển mạng lưới một ngân hàng cổ phần lớn từng than về áp lực chạy đua.

Theo vị này tăng trưởng tín dụng (huy động- cho vay), đã khiến mấy năm qua các nhà băng, bất kể lớn- nhỏ đều phải hối hả tuyển người nhằm mở rộng địa bàn, tranh lấn thị phần.

Tuy nhiên, như một miếng bánh đã khoanh tròn, việc càng đông người tham dự chỉ dẫn đến miếng chia ngày một nhỏ. Cũng như cái giá của ồ ạt tuyển đầu vào đi kèm chất lượng hoạt động “xấu” đi đã khiến nhiều ngân hàng đang ngậm ngùi gánh hệ lụy.

Một cán bộ từng làm công tác thanh tra ngân hàng Nhà nước chia sẻ, theo đồ thị hình sin, những năm tới sẽ là quãng thời gian đầy khó khăn, sóng gió.Với chứng khoán, thời hoàng kim đã lùi vào dĩ vãng. Còn với ngân hàng, ánh hào quang bắt đầu nhạt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.