Liêm chính

Liêm chính
TP - Tại Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 12 giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thẳng thắn thừa nhận nguy cơ câu kết giữa doanh nghiệp với các quan chức tha hóa để hình thành những “nhóm lợi ích thân hữu”.

> 70% vụ hối lộ ở Việt Nam do DN chủ động

Theo số liệu nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện năm 2012, chỉ có 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu; còn lại có tới 70% số trường hợp đưa hối lộ là do doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, xã hội thường nhìn nhận doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Còn một thực tế khác, đó là nhiều doanh nghiệp thường chủ động thực hiện hành vi hối lộ nhằm đạt được những lợi thế không chính đáng trong cạnh tranh trên thương trường hoặc để trốn tránh trách nhiệm pháp lý khi có sai phạm.

Đúng như vậy, “văn hóa” sẵn sàng chủ động đưa hối lộ đã ngấm khá sâu vào tư duy của không ít doanh nghiệp lẫn người dân. Nhẹ thì phong bì lót tay để “bôi trơn”, nặng thì cùng câu kết hợp tác để trục lợi, moi tiền nhà nước. Qua số liệu của Thanh tra Chính phủ và WB cho thấy, nếu hành vi của công chức hư hỏng vòi hối lộ 3 phần thì các doanh nghiệp chủ động “tấn công” tới 7 phần.

Như vậy, quốc nạn tham nhũng đến từ cả hai phía, người đưa hối lộ và kẻ nhận hối lộ. Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, một mặt cần ngăn chặn và xử lý nghiêm những công chức, viên chức nhũng nhiễu, nhận hối lộ; mặt khác phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý hành vi đưa hối lộ, coi hối lộ như một “giải pháp” trong kinh doanh, một cách thức để tạo lợi thế, hình thành “nhóm lợi ích”.

Như thế không chỉ cần công chức liêm chính trong thực thi công vụ mà doanh nghiệp cũng cần phải liêm chính trong kinh doanh. Những doanh nghiệp làm ăn chộp giật, chuyên lấy quan hệ thân quen và hối lộ làm “lẽ sống” trong kinh doanh không những giết chết các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, bóp méo quy luật thị trường mà còn gây tác động rất xấu tới môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, nếu không có cái bộ phận “3 phần” công chức vòi vĩnh, nhũng nhiễu kia, ắt cái bộ phận “7 phần” doanh nghiệp quá thạo công nghệ “lót tay”, “bôi trơn”, đưa hối lộ cũng khó mà còn đất dụng võ.

Mảnh đất màu mỡ để tham nhũng sinh sôi nảy nở chính là cái bộ phận tuy nhỏ hơn nhưng lại đóng vai trò “nguyên nhân”, “cội nguồn” của tham nhũng. Nếu toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức luôn giữ được chữ Liêm, nếu quyền lực luôn được kiểm soát chặt chẽ, tham nhũng và tiêu cực ắt sẽ bị đẩy lùi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.