Lợi ích nhóm

Lợi ích nhóm
TP - Trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 7/2016, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo khả năng Việt Nam tham gia Sáng kiến Minh bạch Công nghiệp Khai khoáng (EITI) ngay trong tháng 8.

Với chỉ đạo mới nhất này, cơ quan được giao việc suốt gần 10 năm qua chỉ còn chưa đầy một tháng để giải trình. Tại sao minh bạch khai khoáng lại là một trong những nội dung được Chính phủ mới quyết nghị tại phiên họp đầu tiên của mình?

EITI có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ. Mấu chốt của nó là minh bạch toàn bộ nguồn thu từ khai khoáng, lĩnh vực được cho có rủi ro thất thu lớn nhất trong tất cả các ngành công nghiệp.

Bất chấp nguy cơ động chạm đến bí mật và chủ quyền quốc gia bị không ít ai đó doạ, kể từ năm 2002 theo đề xuất của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, 48 nước đã tham gia EITI. Điểm chung của các nước nghèo gia nhập EITI là giàu tài nguyên nhưng tổn thất khủng cũng từ tài nguyên. Họ chấp nhận EITI đơn giản vì nó giúp chặn tham nhũng trong khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản hiệu quả hơn, đặc biệt là trong cấp phép và giám sát sản xuất.

Nigeria sau khi áp dụng EITI năm 2005 đã truy thu 442 triệu USD từ dầu khí và mỗi năm quốc gia nghèo kiết này tiết kiệm một tỷ USD. Azerbaijan tăng thu phí tài chính lên 80% tổng thu ngân sách từ tài nguyên năm 2010 so với mức 30% năm 2003. Philippines, Đông Timor, Myanmar cũng lần lượt theo EITI. Indonesia được các hãng đánh giá tín nhiệm Moody và Fitch thăng hạng sau khi tuân thủ EITI năm 2013.

Việt Nam trải qua gần 10 năm tìm hiểu EITI mà vẫn chưa ra tuyên bố nào. Người của Bộ Công Thương, cơ quan đầu mối xem xét thực thi EITI từ năm 2009, rất ít khi đến hội thảo về đề tài nóng hổi này do các đối tác tổ chức. Tại một sự kiện toàn cầu về EITI diễn ra ở Úc năm 2013, Bộ Công Thương có cử một cán bộ dự nhưng vị này không phát biểu gì trong các phiên thảo luận. Năm 2015, Liên minh Khai khoáng gửi công văn đề nghị phối hợp với Bộ Công Thương làm toạ đàm về EITI và không nhận được hồi âm.

Xuất hiện hy hữu tại hội thảo sáng 29/7 ở Hà Nội về quản lý đầu tư trong khai thác khoáng sản, ông Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Công Thương, phát biểu: “Khi tham gia phải đẻ ra cơ chế, đẻ ra bộ máy mà bộ máy là tiền. Chính phủ phải nuôi bộ máy hoạt động nhưng lợi ích thực tế ngân sách có thu thêm được gì không thì chưa chắc chắn”.

Nhưng, năm ngày sau (2/8), tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016, trên cơ sở nhận định nhiều nước tham gia EITI có thể tăng thu hàng hàng trăm triệu USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  yêu cầu Bộ Công Thương “sớm báo cáo”.

Nếu chứng kiến toàn bộ phát biểu của ông vụ trưởng, chỉ có thể hình dung về một báo cáo của Bộ Công Thương luận chứng khả năng Việt Nam gia nhập EITI còn xa vời. TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cảnh báo: “Có một số nhóm lợi ích đang ngăn cản điều đó”. Còn với kỳ vọng xây dựng một chính phủ kiến tạo và vì dân, Thủ tướng Phúc nhiều lần nhấn mạnh cái gì lợi cho dân cho nước thì kiên quyết làm dù khó mấy.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.